Mệt mỏi với chồng trăng hoa
Chị Nguyễn Thị Bích Ng. trú tại Hưng Hà, Thái Bình vẫn đang trong tình trạng hoảng loạn và có chút sợ hãi khi tiếp xúc với bất cứ người phụ nữ lạ nào. Là bệnh nhân của khoa T6 hai tuần nay nhưng lúc nào chị Ng, cũng muốn trốn viện về nhà.
Chị Hoa đang chăm sóc em gái tại bệnh viện thở dài. Chị kể “Em tôi bị trầm cảm hoang tưởng. Mỗi khi có tiếng người lạ, nhất là phụ nữ, em tôi liền bị kích động đập phá vì cho rằng phải làm tanh bành người ta vì họ đã cướp chồng”.
Giọng chị Hoa trĩu nặng xuống khi nói về cuộc hôn nhân của em gái mình. Chị Ng. và chồng yêu nhau từ ngày học cấp 3. Sau đó, chị đi học nghề may còn chồng vào trường trung cấp xây dựng.
Ra trường, anh ta xin vào làm bảo vệ cho một chung cư ở Hà Nội. Chị Ng. làm ở nhà.
Năm 2003, họ làm đám cưới nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Chồng chị Ng. đã có con riêng với một người phụ nữ cùng sống tại xóm trọ ở Hà Nội. Dù rất yêu chồng nhưng chị Ng. vẫn không thể tha thứ. Chị và chồng sống ly thân một thời gian.
Gia đình hai bên động viên chị quay về sống cùng với chồng vì hai đứa con nhỏ. Thương con nên chị Ng. chấp nhận. Chồng Ng. cũng xin hứa không liên lạc với người đàn bà kia.
Được một thời gian ngắn sau, chồng chị lại ngựa quen đường cũ. Anh lại lang chạ với người đàn bà khác. Lúc này, anh chuyển hẳn qua sống với người kia. Chị bị tổn thương và mất niềm tin ở chồng và sống tháng ngày trầm cảm.
Chuyện tưởng chừng như dừng lại ở đó, đến năm ngoái chị Ng. thấy có đau ở vùng bẹn, sưng.
Vùng tổn thương ban đầu thường là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval, đường viền rất rõ ràng, đường kính khoảng 1-2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét.
Chị Ng. xấu hổ quá, chỉ tâm sự với chị gái. Chị Hoa khuyên em đi khám bệnh, lúc này bác sĩ cho biết chị Ng. bị giang mai.
Hoang tưởng vì sợ hãi bệnh tật
Sau khi biết mình bị bệnh, được chị gái động viên chữa bệnh nhưng Ng. vẫn rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng. Chị mất ngủ, tâm lý bị kích động. Nhiều ngày, Ng. khóc lóc sợ hãi bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ con.
Cô sinh ra căm ghét và nghi ngờ chồng mình, bao nhiêu năm sống cùng nhau nhưng chưa bao giờ Ng. có suy nghĩ tiêu cực như thế. Cô còn sợ chồng mình hãm hại cả con gái ruột. Ng. không cho chồng gần con hay động chạm vào bản thân mình.
Những lúc mệt mỏi Ng. tâm sự, nếu mọi người biết cô bị bệnh hoa liễu thì cô chỉ có đường chết. Trong thâm tâm của Ng. lúc nào cô cũng lo lắng hàng xóm, bạn bè biết chuyện gia đình mình. Không còn tin tưởng và hận chồng, Ng. căm ghét gia đình.
Càng ngày bệnh tình càng nặng hơn, chị không thể làm chủ được hành vi của mình. Lúc bình thường ở nhà chị nằm một chỗ khóc lóc.
Lúc lên cơn điên, chị lại đập phá đồ đạc trong nhà, thậm chí đánh luôn cả những người thân, những cô gái lạ đi qua nhà. Những cái đập tay chan chát xuống nền đất khiến người khác nhìn vào không cầm nổi lòng.
Theo bác sĩ Tô Thanh Phương, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và có biểu hiện tốt lên.
Khi vào viện mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nên để có thể điều chỉnh hành vi của mọi người bác sĩ thường kết hợp điều trị cả tâm lý.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!