Khi mọc răng khôn thường gây đau đớn cho bạn. Thậm chí có bạn còn không thể nói hay ăn trong lúc răng mọc.
Để giải tỏa nỗi khó chịu này, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau giúp làm giảm cơn đau và không ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của bạn.
Giữ sạch vùng khoang miệng
Khi răng khôn mọc sẽ làm lợi bị sưng, tấy đỏ, nếu bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ khiến nó dễ bị viêm nhiễm và tình trạng đau đớn tăng lên gấp bội.
Do đó, nếu bạn đang có 1 vài chiếc răng khôn đang mọc thì hãy nên ngậm vài hạt muối hay súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng miệng, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra bạn cũng nên dùng thuốc sát trùng, thấm bông trực tiếp để rửa vùng lợi có răng mọc trong khoảng 15 phút/ lần, rửa 2 lần/ ngày.
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau
Sốt, sưng đau vùng má, nổi hạch, thậm chí là mệt mỏi bạn nên dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc giảm đau, hạ sốt để không bị những cơn đau hành hạ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn.
Nước muối ấm
Súc miệng hay ngậm nước muối loãng ấm trong khoảng 5 phút/lần. Nước muỗi ấm sẽ giúp diệt khuẩn, giảm tình trạng ê buốt răng cho bạn. Nên làm 2 lần/ ngày vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
Nhai hành tây
Đừng e ngại đến mùi vị của hành tây. Tuy có khó chịu đôi chút nhưng nếu chịu khó nhai hành tây hoặc đắp một miếng hành tây đập dập vào chỗ mọc răng khôn sẽ giúp bạn giảm sưng đau đáng kể.
Dùng tỏi
Lấy 1 nhánh tỏi đập nát, hòa với chén nước và vài hạt muối. Sau đó dùng tăm bông nhúng dung dịch này thấm vào khu vực bị đau do mọc răng. Nó có tác dụng làm dịu cơn đau của bạn.
Hoặc bạn có thể giã nát tỏi trộn với vài hạt muối rồi đắp vào chỗ răng khôn mọc nó cũng có tác dụng giảm đau tương tự như dung dịch tỏi.
Để giảm cơ đau răng và bị sưng má bạn còn có thể dùng đá lạnh chườm lên vùng má để bớt đau và sưng.
Răng khôn khi nào nên nhổ?
Răng khôn có thể mọc thẳng, mọc kẹt hay mọc ngầm gây ra mức độ đau đớn khác nhau. Khi đó người ta sẽ đưa ra phương án nhổ răng khôn nếu bạn nằm trong các trường hợp sau:
- Đau đớn quá mức chịu đựng, gây nhiễm trùng lợi, ảnh hưởng đến hàm và răng lân cận.
- Ở giữ răng khôn và răng hàm bên cạnh có kẽ hở dễ gây dắt thức ăn, thường gây nên biến chứng sâu răng do đó cũng nên nhổ.
- Răng khôn mọc đúng vị trí mà không ảnh hưởng gì đến răng lân cận nhưng lại không có răng đối xứng ăn khớp gây khó khăn cho việc nhai. Có thể dẫn đến biến chứng lở loét lợi cũng sẽ được chỉ định nhổ.
- Răng khôn biến dạng, quá nhỏ dễ gây nhồi nhét thức ăn với răng lân cận, để phòng biến chứng sâu răng bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn nhổ răng khôn trong trường hợp này.
- Răng khôn bị sâu.
- Răng khôn mọc lệch gây đau đớn và ảnh hưởng đến răng lân cận. Có thể gây biến chứng thủng má và ảnh hưởng đến hàm.
Thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn thường từ 18-25 tuổi. Khi đó răng khôn mới chớm mọc, chứ thực sự vững chắc. Nếu ở độ tuổi lớn hơn khi đó răng mọc vững chắc, nhổ sẽ gây khó khăn, mất máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.
Nên gì trước khi nhổ răng khôn?
- Xét nghiệm máu, chụp X – quang răng.
- Trình bày bệnh lý toàn thân và các thuốc hiện nay đang sử dụng.
- Tránh dùng chất kích thích trước ngày nhổ răng.
- Lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng.
- Giữ tâm lý thoải mái trước khi nhổ răng.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Uống thuốc tiêu viêm, chống viêm.
- Sau khi nhổ răng thường có những biểu hiện: sưng, đau, sốt và chảy máu là rất bình thường.
4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu.
Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày nhổ răng khôn mà tình trạng đau, sốt tăng, chảy máu khó ngưng thì nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và có thời có phương pháp xử lý an toàn.