Loại Viagra đàn ông Việt ưa dùng để dẻo dai cả đêm không biết mệt

Trong các loại rượu thuốc được dùng dâng vua từ xưa, rượu ba kích là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt.

Mỗi khi nhắc tới chuyện ăn gì, uống gì để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, người Việt lại nghĩ ngay tới rượu ba kích – loại rượu ngâm cây ba kích được cho là có tác dụng rất nhanh trong việc mang lại “cảm hứng” cho phái mạnh.

Nghệ thuật dùng ba kích giúp quý ông vừa “hóa rồng” chốn phòng the vừa tránh nguy cơ bệnh tật 1
Người Cơ Tu ở Quảng Nam đi đào rễ ba kích về ngâm rượu để tăng sức dẻo dai trong chuyện “gối chăn”.

Trong y học cổ truyền, ba kích cũng là cây thuốc được sử dụng nhiều với công năng “bổ thận tráng dương”, có mặt trong các bài thuốc hỗ trợ chức năng sinh lý. Tuy nhiên việc sử dụng loại “xuân dược” thiên nhiên này sao cho mang lại hiệu quả và không gây hại đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Sách cổ lưu công dụng

Không chỉ theo quan niệm Đông y và kinh nghiệm dân gian, ba kích còn được chứng minh là chứa các thành phần có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ. Theo đó, thành phần hóa học trong rễ loài cây này là các anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…, tinh bột, đường, acid hữu cơ, vitamin C. Về dược lý, các chất này có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh, giúp duy trì thời gian “chiến đấu” lâu hơn.

Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta. Loài cây này có nhiều trong rừng thưa hoặc rừng thứ sinh, gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình đến vùng cao nguyên ở phía Nam. Ngoài ra, nó còn sinh trưởng ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào… Ba kích nếu trồng phải 3 năm mới có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11.

Từ lâu, ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng kích thích mạnh mẽ “bản lĩnh đàn ông”. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng nhiều để điều trị chứng suy giảm tình dục ở nam giới. Trong hầu hết các cuốn sách dược liệu cổ, ba kích cũng được đề cao như một loại “viagra”. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Tà khí thịnh thì chính khí suy. Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí và đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận, vì vậy các chứng hư tự khỏi”.

Sách Bản thảo hối ghi: “Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự  hết. Công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn”. Các cuốn sách khác như Bản thảo tân biên, Bản thảo cầu chân, Đông dược học thiết yếu, Thực dụng Trung y học… cũng đều nhắc tới ba kích với công dụng “bổ thận tráng dương”.

Có nhiều cách sử dụng loại “viagra” tự nhiên này. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu. Bài rượu thuốc nổi tiếng trong dân gian được chế biến như sau: Ba kích tím 60g, Phụ tử 20g, Cam cúc hoa 60g, Thục tiêu 30g, Câu kỷ tử 30g, Thục địa 46g. Tất cả tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói. Theo Đông y, ba kích là cây thuốc Nam trị yếu sinh lý hiệu quả, vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Các y gia xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau…

Nghệ thuật dùng ba kích giúp quý ông vừa “hóa rồng” chốn phòng the vừa tránh nguy cơ bệnh tật 2
Ba kích là vị thuốc quý nhưng không phải tất cả mọi người đều dùng được

“Thần dược” kén người dùng

“Thần dược” giúp người nông dân đổi đời

Hiện tại, củ cây ba kích có giá thị trường từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg. Nhờ giá trị cao, đồng bào Cơ Tu (tỉnh Kon Tum) đã được chính quyền địa phương trích quỹ giúp mua cây giống và nhờ cán bộ Viện Dược liệu về tận nơi hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, huyện Tây Giang đã trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước trồng đại trà ba kích. Nhiều nông dân Cơ Tu đã nhờ loại cây chủ lực này có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Rượu thuốc là một trong những “xuân dược” được các y gia thời xưa dành nhiều tâm sức nghiên cứu, điều chế để dâng lên vua chúa. Trong đó, rượu ba kích được cho là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt. Tương truyền, loại rượu này được các ngự y trong cung đình Huế xưa thường xuyên dâng lên cho các quân vương trước khi lui về nghỉ ngơi chốn hậu cung. Từ kinh nghiệm sử dụng trong hoàng cung, rượu ba kích dần trở thành bí quyết “giắt lương” của đàn ông Việt. Trong đó, đồng bào Cơ Tu ở vùng Tây Giang (Quảng Nam) là những người coi trọng loại “xuân dược” này nhất. Người ta truyền tai nhau rằng, ai một lần tới thăm Tây Giang mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này.

Người dân nơi đây cho hay, họ không biết rượu ba kích có thời điểm nào. Nhưng từ xa xưa, các thế hệ người Cơ Tu đã truyền cho nhau “truyền thống” vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Loại rượu này được những quý ông Cơ Tu coi là “bảo vật” để mỗi buổi tối có thể thể hiện “phong độ” tốt nhất trước bà xã. Theo kinh nghiệm của đồng bào, ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng hầu như gia đình nào cũng có một thẩu rượu ba kích trong nhà. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.

Về loại “viagra” được cho là có công năng giúp quý ông “dẻo dai” cả đêm này, lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội) nhận định: “Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian coi ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, kích thích tinh dục, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn”. ThS. BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cũng cho biết, ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm... Đối với nam giới, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý. Rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.

Tuy nhiên từ xưa tới nay, người ta chỉ để ý tới công dụng mà không biết rằng, loại “viagra” tự nhiên này không phải phù hợp với tất cả nam giới. Lương y Trung cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng. “Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn vào khí và huyết. Nó là một vị cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ hại đến tim. Rượu ba kích chỉ có tác dụng với từng người và nên phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, bạch linh, hoài sơn, trạch tả, đan bì, sơn thù, nhục quế, hắc phụ tử, đỗ trọng...”, lương y Trung cho biết.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại