Lạ lùng củ cải đuôi chuột "đòi" mọc thành... quả trên cao

Bùi Hồng Liên |

Không giống những củ cải quen thuộc trồng để lấy rễ củ (phần củ thường thấy), củ cải đuôi chuột được trồng để thu hoạch quả mọc trên cây.


Chứa vô số những tác dụng tuyệt vời và được thu hoạch trong lòng đất nên trước nay nhiều người luôn ví củ cải như nhân sâm của đất, bởi phần củ (rễ cây) khi thu hoạch được nằm gọn trong lòng đất. Thế nhưng với những củ cải mọc trên cây như thế này, có lẽ nhiều người sẽ phải thay đổi lại cách nhìn nhận về nhân sâm của đất.

Chứa vô số những tác dụng tuyệt vời và được thu hoạch trong lòng đất nên trước nay nhiều người luôn ví củ cải như nhân sâm của đất, bởi phần củ (rễ cây) khi thu hoạch được nằm gọn trong lòng đất. Thế nhưng với những củ cải mọc trên cây như thế này, có lẽ nhiều người sẽ phải thay đổi lại cách nhìn nhận về nhân sâm của đất.


Thoáng nhìn, nhiều người sẽ rất dễ lầm tưởng những củ cải mini hình đuôi chuột là anh em nhà đậu cove hay ớt bởi hình dáng cũng như kích thước của chúng. Tuy nhiên, khi thưởng thức thì củ cải đuôi chuột này lại có vị giống như một số loại củ cải thường khác.

Thoáng nhìn, nhiều người sẽ rất dễ lầm tưởng những củ cải mini hình đuôi chuột là "anh em" nhà đậu cove hay ớt bởi hình dáng cũng như kích thước của chúng. Tuy nhiên, khi thưởng thức thì củ cải đuôi chuột này lại có vị giống như một số loại củ cải thường khác.


Loại củ cải đặc biệt này xuất hiện ở Anh vào những năm 1815, tới những năm 1860 chúng đã phát triển phổ biến như một loại rau trong vườn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và ở những nơi xa như Australia.

Loại củ cải đặc biệt này xuất hiện ở Anh vào những năm 1815, tới những năm 1860 chúng đã phát triển phổ biến như một loại rau trong vườn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và ở những nơi xa như Australia.


Khác với những củ cải thông thường có hình dáng dài hay tròn như củ cải trắng hay củ cải đỏ thì những củ cải mini đuôi chuột lại có hình thù và màu sắc khá giống đậu cove.

Khác với những củ cải thông thường có hình dáng dài hay tròn như củ cải trắng hay củ cải đỏ thì những củ cải mini đuôi chuột lại có hình thù và màu sắc khá giống đậu cove.


Củ cải đuôi chuột có tên khoa học là Raphanus caudatus. Hoa của loài củ cải đặc biệt này có màu hồng nhạt và trắng và nhanh chóng phát triển thành quả.

Củ cải đuôi chuột có tên khoa học là Raphanus caudatus. Hoa của loài củ cải đặc biệt này có màu hồng nhạt và trắng và nhanh chóng phát triển thành quả.


Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, củ cải đuôi chuột cần ít nhất 6 giờ ánh nắng mỗi ngày.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, củ cải đuôi chuột cần ít nhất 6 giờ ánh nắng mỗi ngày.


Củ cải đuôi chuột là giống ngắn ngày nên được trồng một cách nhanh chóng và ít bị sâu bệnh tấn công ở vỏ quả. Mỗi cây củ cải đuôi chuột có chiều dài từ 1m đến 1,2m.

Củ cải đuôi chuột là giống ngắn ngày nên được trồng một cách nhanh chóng và ít bị sâu bệnh tấn công ở vỏ quả. Mỗi cây củ cải đuôi chuột có chiều dài từ 1m đến 1,2m.


Một cây có thể cho ra khoảng 40 quả. Sau khi trồng 40-50 ngày, bạn đã có thể thu hoạch được loại củ cải này rồi.

Một cây có thể cho ra khoảng 40 quả. Sau khi trồng 40-50 ngày, bạn đã có thể thu hoạch được loại củ cải này rồi.


Bạn có thể chế biến củ cải hình đuôi chuột giống như những món chế biến đối với củ cải đỏ hay trắng thông thường như chiên, xào, hầm,... Đặc biệt, củ cải đuôi chuột ướp giòn giòn ngon ngon cũng là một trong những cách thức chế biến của loại củ cải này.

Bạn có thể chế biến củ cải hình đuôi chuột giống như những món chế biến đối với củ cải đỏ hay trắng thông thường như chiên, xào, hầm,... Đặc biệt, củ cải đuôi chuột ướp giòn giòn ngon ngon cũng là một trong những cách thức chế biến của loại củ cải này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại