Hình ảnh đáng sợ về "thủ phạm" gây nên bệnh ung thư dạ dày

Tuyết Anh (T.H) |

Vi khuẩn HP – kẻ thù của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư dạ dày vô cùng đáng sợ cho con người.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram âm.

HP có hình thù đa dạng như, thường gặp ở các dạng như: Hình dấu phẩy, hình chữ S và hình cung dài, một đầu có 3-5 roi.

Chúng thường sống ký sinh trong môi trường dịch nhày của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, ngay sát cánh các biểu mô nhưng lại không xâm nhập vào tế bào mô.

Vi khuẩn HP sống trong môi trường axit, do đó môi trường lý tưởng nhất trong hệ tiêu hóa để HP trú ngụ là dạ dày.

Bởi trong dạ dày có lượng axit lớn. Trong quá trình sinh sống, vi khuẩn HP kết hợp với axit dạ dày tạo ra các chất urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac.

Bên cạnh đó HP còn sản xuất ra cả catalase, protease, ngoại độc tố,…. Chúng sẽ phát triển, nhân lên và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây nên các hiện tượng viêm loét dạ dày.

Sự tồn tại dai dẳng của vi khuẩn HP trong nhiều năm sẽ gây nên căn bệnh ung thư dạ dày đáng sợ.

Hình ảnh đáng sợ của vi khuẩn HP

Hình ảnh đáng sợ về kẻ gây nên bệnh ung thư dạ dày: Vi khuẩn HP

HP được phóng đại dưới kính hiển vi

VI khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày

VI khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày

Vi khuẩn HP hình dấu phẩy

Vi khuẩn HP hình dấu phẩy

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào?

Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng (10-20 % trong tổng số những người mắc).

Một điều nguy hiểm hơn cả của HP là có tới 70-80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì để người bệnh có thể phát hiện ra tình trạng bệnh và đi khám, điều trị để tránh những bệnh về dạ dày, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP âm thầm phát triển, tấn công hệ tiêu hóa của người trong nhiều năm, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày của những người này so với những nhóm đối tượng khác.

Ban đầu, vi khuẩn HP gây viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày, việc điều trị chậm trễ, không hiệu quả, không dứt điểm,...thậm chí là không điều trị ở một số người bệnh.

sự viêm nhiễm kéo dài, lâu dần kiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột).

Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Vì vậy việc phát hiện và điều trị vi khuẩn HP là cách giúp bạn loại bỏ được 50% nguy cơ mắc ung thư dạ dày (50% còn lại thuốc nhóm nguyên nhân khác).

>> Bài thuốc trị đau mắt đỏ không dùng kháng sinh chỉ 3 ngày là khỏi

>> 6 món giải nhiệt "khoái khẩu" cực bẩn, cực độc ngày hè

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại