Nguy cơ nhiễm sán lá phổi
Trên Gia đình, Th.s Nguyễn Hồng Hà - nguyên PGĐ BV Nhiệt đới TƯ cho biết: các món như cua sống, cua suối nướng than hoa, mắm sống rất dễ có nang sán lá phổi.
Khi ăn phải cua chưa được nấu chín có chứa ấu trùng sán lá phổi và sán lá phổi trưởng thành sẽ bị chúng làm tổ ở phổi. Sán lá phổi có thể ăn rỗng phổi gây sốt, ho ra máu,...
Ngoài ra, khi ăn cua đồng chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm sán lá gan, sán dây rất cao.
Nguy cơ ngộ độc cao
Do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tại các đồng ruộng khiến món cua, ghẹ cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng.
Các nhà khoa học cho biết có 2 loại độc tố là Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls) có trong thịt cua ở những khu vực bị ô nhiễm. Khi ăn thịt cua có chứa chất độc này có thể gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch.
Những người tối kỵ ăn cua, ghẹ
Ngoài ra, còn có thể làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Những thói quen khi chế biến cua, ghẹ không đúng gây nguy hại mà các bà nội trợ thường mắc như tận dụng nước luộc cua để nấu ăn.
Thực chất, nước luộc cua có chứa nhiều chất độc từ thịt cua nếu bị nhiễm độc tiết ra, như vậy tận dụng nước luộc cua sẽ làm các món ăn cũng bị nhiễm độc.
Những lưu ý khi ăn cua ghẹ cần ghi nhớ trước hết, phải ăn cua đã được nấu chín, đặc biệt không ăn gỏi, nướng.
Không nên uống trà, ăn hoa quả, uống bia trong khi ăn cua ghẹ, nên cách nhau 2 giờ đồng hồ để không bị phản ứng phụ khi kết hợp những thực phẩm này với nhau. Vì các chất trong hoa quả khi kết hợp với canxi trong cua, ghẹ gây chất khó tiêu.\