Bác sĩ Ngũ Thiểu Linh, Phó chủ nhiệm Khoa hồi sức của Bệnh viện Tôn Dật Tiên trực thuộc Đại học Trung Sơn (Trung Quốc) cho biết: "Những tư thế được xem là thoải mái mà chúng ta hay thực hiện có thể gây nguy hại cho sức khỏe".
Dùng máy tính trong tư thế nửa nằm nửa ngồi
Nửa nằm nửa ngồi bị xem là “tư thế lười biếng”. Khi đó, thắt lưng thiếu sự hỗ trợ đầy đủ từ phía xương sống, độ cong vốn có cũng bị ép phải thay đổi, xương chậu nghiêng về phía sau khiến cho đĩa đệm phải chịu sức ép lớn hơn bình thường.
"Tư thế lười biếng" này hoàn toàn không có lợi cho thắt lưng và xương sống của bạn (Ảnh: nguồn internet)
So với nằm thẳng hay ngồi thẳng, tư thế lười biếng này bắt đĩa đệm của chúng ta chịu áp lực lớn gấp 6 lần. Do đó, kiểu nửa ngồi nửa nằm hoàn toàn bất lợi cho thắt lưng, đồng thời không thể bảo trì kết cấu sinh lý của cột sống.
Nếu tiếp tục duy trì tư thế trên, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như vai cứng, ngực lõm, hô hấp khó khăn, tinh thần buồn bực, không thoải mái.
Lời khuyên: Khi sử dụng máy tính, hai chân để tự nhiên, chạm đất; chân và đùi ở vào một góc 90 độ; ngồi chính giữa ghế, cũng có thể hơi nghiêng về phía trước; không cần giữ lưng quá thẳng.
Bên cạnh đó, ta nên chọn những loại sofa hơi cứng, khi ngồi lên không bị lõm xuống quá nhiều, đằng sau nên có thêm đệm để tựa lưng, giúp bảo vệ độ cong tự nhiên của thắt lưng, cũng khiến cho xương sống được thả lỏng.
Bài tập thư giãn: Theo lời khuyên từ phía các chuyên gia, chúng ta không nên giữ nguyên một tư thế ngồi quá lâu trong thời gian dài. Sau khi ngồi khoảng nửa giờ, tốt nhất nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng bằng bài tập dưới đây.
Lưng quay về phía tường, cách mặt tường khoảng 30cm. Chân mở bằng vai. Hai tay vươn về phía sau cho đến khi chạm tường, đầu ngửa theo tay. Duy trì động tác trên khoảng 10 lần.
Nằm nghiêng xem tivi
Nằm nghiêng trên ghế xem tivi được xem là phương pháp thư giãn lý tưởng của nhiều người. Trên thực tế, tư thế này tạo áp lực cho dạ dày, gây ra chứng khó tiêu, thậm chí còn gây tổn thương cho cổ và thắt lưng.
Một nghiên cứu khảo sát trên 75 người mắc chứng đau đầu cho thấy, có đến 73,33% nguyên nhân đau đầu bắt nguồn từ việc nằm nghiêng xem tivi.
Trên cơ thể, bộ phận có chức năng chống đỡ trực tiếp và chủ yếu cho đầu là cổ. Do đó, việc nghiêng người xem tivi khiến trọng lượng đầu dồn lên các sụn khớp ở cạnh bên của cột sống, gây ra nguy cơ sái cổ, tổn thương dây chằng.
Nằm nghiêng xem tivi là nguyên nhiên gây ra cơ số bệnh về thần kinh và xương (Ảnh: nguồn internet)
Nếu tư thế trên duy trì trong thời gian dài với tần suất liên tục, cơ cổ tiếp tục co thắt khiến cho các mạch máu tại đây bị đè nén, làm cản trở việc lưu thông máu trong các cơ, dẫn đến đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ.
Áp lực không đồng đều lên phía trước và sau các đốt sống cổ khiến cho cấu trúc đĩa đệm của cột sống bị biến đổi, làm cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau đớn lâu dài, cánh tay tê dại, choáng váng, đau đầu, nôn mửa…
Mặt khác, khi nằm nghiêng và gối đầu lên cánh tay, hệ thần kinh của não sẽ không được bảo vệ. Việc va chạm với các khớp xương cứng trên tay gây ra những tổn thương về thần kinh, đồng thời khiến cho tay tê dại, rối loạn cảm giác.
Lời khuyên: Trong khi nghỉ ngơi, tư thế tốt nhất để xem tivi là ngồi ở vị trí có dựa lưng trên ghế sofa hoặc giường, nên chú ý đặt thêm gối hoặc đệm ở phần eo, thả lỏng đầu, hạn chế việc nằm nghiêng.
Bài tập thư giãn: Khi cảm thấy cổ không được khỏe, ta có thể áp dụng bài tập “3-3-3” của Trung Y. Bài tập này gồm ba động tác, mỗi động tác được thực hiện ba lần.
- Động tác thứ nhất “véo ba lần”: Lòng bàn tay đặt sau gáy, ngón tay dùng sức, véo vào các bắp thịt ở vị trí này để thả lỏng cơ cổ.
- Động tác thứ hai “vuốt ba lần”: Dùng lòng bàn tay và ngón tay xoa bóp các cơ ở sau cổ.
- Động tác thứ 3 “kéo ba lần”: Đặt hai ngón tay vắt chéo nhau, đưa ra phần sau cổ, cố sức kéo về phía trước; trong lúc đó, đầu lại ngả về phía sau để tạo lực đối lập. Động tác này giúp cải thiện xương cổ và cơ cổ.
Ngồi vắt chéo hai chân
Hai chân vắt chéo được xem là tư thế ngồi phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên những hậu quả từ kiểu ngồi này lại là điều ít ai biết tới.
Đầu tiên, việc vắt chép hai chân sẽ đem trọng lượng của hai đùi dồn cả lên một chân. Như vậy, cột sống phải phối hợp để san sẻ áp lực cho chân mới có thể duy trì tư thế này.
Áp lực phân bố không đều giữa thắt lưng và cột sống sẽ khiến cho xương sống biến dạng, có nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Mặt khác, hai chân vắt chéo sẽ đè nén các dây thần kinh bên trong đùi, gây ra tê chân, mất cảm giác.
Tư thế ngồi tưởng là tao nhã, lịch sự này lại tiềm ẩn vô số nguy cơ cho sức khỏe (Ảnh: nguồn internet)
Chưa dừng lại ở đó, tư thế này khiến cho đầu gối phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chi dưới.
Người huyết áp cao, tiểu đường hoặc người cao tuổi mắc bệnh tim nếu ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài sẽ bị giãn tĩnh mạch chân và có nguy cơ tắc mạch máu.
Lời khuyên: Nếu không phải trường hợp bắt buộc, tốt nhất không nên ngồi vắt chéo hay chân.
Bài tập thư giãn: Đối với người đã quen ngồi tư thế trên, không nên vắt hai chân vào nhau quá chặt, quá sát.
Khoảng 10 phút nên đổi chân một lần. Khi cảm thấy hai chân bị tê và đau nhức, cần nhanh chóng duỗi thẳng chân, dùng hai tay xoa bóp nhiều lần để máu lưu thông trở lại.
* Theo Sina Health