Giò lụa phát sáng bất thường: Trong giò chứa những hóa chất gì?

Những ngày gần đây, người tiêu dùng thực phẩm chế biến sẵn lại một phen hoang mang lo lắng trước thông tin giò lụa phát sáng được phát hiện ở Hạ Long, Quảng Ninh.

Trong khi cơ quan chức năng chưa công bố kết quả xét nghiệm mẫu giò thì nhiều giả thiết cho rằng, nhà sản xuất đã trộn hóa chất bảo quản vào nguyên liệu giò, bất chấp những ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe con người.

Có hay không giò lụa trộn hóa chất gây phát sang? 1
Giò lụa anh Tuấn mua phát sáng bất thường.Ảnh: T.L

Giò lụa phát sáng  giá 95.000 đồng/kg

Chiều 22/5 vừa qua, anh Đỗ Văn Tuấn (làng chài Cửa Vạn, Hạ Long) mua 2 lạng giò lụa mang ra biển để tối làm mồi câu hải sản thì phát hiện miếng giò phát ánh sáng màu xanh dương. Miếng giò phát sáng một cách bất thường này có sự chứng kiến của nhiều người. Nghi ngờ miếng giò bị phủ một lớp huỳnh quang nên anh Tuấn và những người chứng kiến đã mang miếng giò đi rửa sạch rồi cắt nhỏ. Nhưng, miếng giò vẫn sáng lấp lánh màu xanh dương.

Được biết anh Tuấn thường xuyên mua giò lụa tại cửa hàng thực phẩm của anh Nguyễn Văn Lưu về để ăn và làm mồi câu hải sản. Còn anh Lưu lại cho biết, anh lấy giò để bán lẻ từ nguồn một gian hàng kinh doanh và sản xuất giò chả tại chợ Hạ Long 1 (TP Hạ Long). Theo các nguồn tin,1kg giò ở cửa hàng này được bán ra với giá 95.000 đồng.

Ngày 24/5, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm TP Hạ Long đã đến cơ sở này và một số cơ sở kinh doanh, sản xuất giò chả khác kiểm tra, lấy mẫu giò để mang đi kiểm nghiệm.

Giò trộn hóa chất Tinopal hay dạ kim phát sáng?

Nhiều bạn đọc nghi vấn giò bị trộn hóa chất huỳnh quang Tinopal, một loại hóa chất đã từng phát hiện tìm thấy trong bún. Chất Tinopal làm cho sản phẩm bóng đẹp và dai giòn đồng thời nó cũng phát sáng. Giò lụa hay bún nếu chứa chất tẩy trắng huỳnh quang (Tinopal) đều có thể phát sáng trong điều kiện thiếu sáng. Nếu người chế biến thực phẩm sử dụng loại hóa chất này để tẩy trắng và làm bóng đẹp miếng giò thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) thì Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy... vì có màu óng ánh, đẹp. Chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm bởi có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người, làm tổn hại đến gan, thận và có khả năng gây ung thư.

Còn kỹ sư Trần Mạnh Chiến, Giám đốc chuỗi cửa hàng nông sản Bác Tôm (Hà Nội) lại cho rằng, rất có thể miếng giò phát sáng đó là miếng giò bị lẫn với dạ kim phát sáng. Đây là loại vật liệu dạng nhỏ li ti thường có sẵn ở bất cứ gia đình ngư dân nào. Ngư dân vùng biển thường sử dụng dạ kim phát sáng trộn vào thức ăn làm mồi câu để thu hút cá và các loài hải sản đến. Mồi câu cá ngoài mùi thơm thì ánh sáng của dạ kim phát sáng sẽ làm cho miếng mồi trở nên hấp dẫn hơn trong điều kiện đi câu cá đêm bởi dạ kim phát sáng thường phát ánh sáng màu xanh dương trong điều kiện đêm tối. Có thể trong quá trình chế biến, nhà sản xuất đã vô tình làm lẫn dạ kim phát sáng vào nguyên liệu làm giò của mình.

Tháng 1/2014, giám sát an toàn thực phẩm đã được thực hiện ở 63 tỉnh, thành cho thấy có hiện tượng người sản xuất sử dụng hóa chất trong các loại đồ ăn như giò, chả. Đặc biệt là hàm lượng Natri benzoat trên 1.000mg/kg thực phẩm, vượt quá mức giới hạn cho phép.

Theo các chuyên gia y tế, Natri benzoat còn được gọi là Sodium BenZoate. Đây là chất bảo quản được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tổng hợp protein, thiếu chất thơm trong máu- một nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh ung thư.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại