Triệu chứng bác sĩ cũng khó phát hiện ra
Bác sĩ Phùng Thanh Vân – Khoa sản và Da liễu Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết tỷ lệ người mắc bệnh xã hội ngày càng gia tăng. Điều mà bác sĩ Vân lo lắng nhất là bệnh ở trạng thái ẩn.
Đối với bệnh lậu hay bệnh giang mai thì khi xoắn khuẩn ẩn náu sâu trong tế bào, thì việc làm xét nghiệm máu cũng không thể tìm ra bệnh.
Suốt hơn 40 năm găn bó với chuyên khoa sản – da liễu, bác sĩ Vân cho biết bệnh giang mai trở thành nỗi kinh hoàng của tất cả những người mắc phải, nó có thể bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới.
Với nam giới, đặc biệt là những người có quan hệ “rộng rãi” bên ngoài thì khả năng “dính” bệnh giang mai rất cao.
Bệnh giang mai được phát hiện từ cách đây 400 năm về trước, bệnh hình thành do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn, qua các vết xước trên da hoặc niêm mạc với dịch tiết từ thương tổn giang mai.
Bệnh có thể lây nhiễm qua các đường khác trong sinh hoạt nếu tiếp xúc với vi khuẩn và dịch tiết của người mắc bệnh.
Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai
Không giống như bệnh sùi mào gà, bệnh lậu có biểu hiện cụ thể người bệnh biết đi kiểm tra luôn còn giang mai thì khó hơn. Hàng ngày, bác sĩ Vân tiếp xúc với rất ít bệnh nhân giang mai ở giai đoạn 1, 2.
Đa số bệnh nhân đến khi đã quá muộn có những biểu hiện tổn thương nội tạng, thần kinh.
Bác sĩ Vân cho biết nhiều người coi thường bệnh giang mai này mà không biết rằng bệnh giang mai là bệnh rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Vân triệu chứng của bệnh mơ hồ, mờ nhạt. Khi bị nhiễm, người bệnh thường không có triệu chứng gì, nhiều bác sĩ nhiễm cũng không biết.
Ban đầu bệnh giang mai chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không xước, không lồi lên. Ở giai đoạn đầu hầu như là không có triệu chứng gì, bác sĩ cũng dễ bỏ qua giai đoạn 1 này.
Bác sĩ Vân cho biết khi thấy hiện tượng lạ, nổi nhiều ban đỏ ở lòng bàn tay và người ai cảnh giác có thể nghi ngờ khi xét nghiệm nó đã sang giai đoạn 2. Thời gian ủ bệnh chuyển qua giai đoạn này khoảng 3 – 4 tháng.
Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này bác sĩ có thể điều trị được. Nhưng giai đoạn này cũng hiếm người biết, chỉ vài người có hiểu biết trước về các bệnh xã hội thì mới nghĩ ra.
Các gôm giang mai tấn công vào phủ tạng
Bệnh bước sang giai đoạn 3 các xoắn giang mai đã bị ẩn đi. Xoắn này ẩn vào các tế bào, nó không bài tiết vào huyết thanh nên các xét nghiệm đều không thể tìm ra được xoắn khuẩn giang mai.
Và khi nó đã vào đến phủ tạng rồi thì nó tạo thành các gôm. Gôm giang mai là các tổ của xoắn khuẩn giang mai có đủ kích cỡ khác nhau có thể mọc ở bất cứ chỗ nào từ mạch máu, xương, gan, tim, phổi, dây thần kinh.
Những gôm mọc ở đâu gây tổn thương đến đó. Dù nó là vi khuẩn nhưng không thể điều trị được. Khi gôm giang mai tấn công thần kinh thì người bệnh cảm thấy đau nhức người kinh khủng.
Có những người bị thủng cả mạch máu, tắc mạch máu não vì các gôm giang mai mọc ở thành mạch máu. Người bệnh có thể tử vong và cho rằng đó là do đột quỵ mà không nghĩ ra các gôm giang mai tấn công.
Phát hiện ở giai đoạn này, bác sĩ Vân cho biết không thể cứu chữa được. Vi khuẩn ẩn ở các tổ chức, thuốc kháng sinh cũng không đưa vào được các tổn thương.
Cho đến nay chưa có con đường nào có thể đưa thuốc kháng sinh đến hàng triệu tổn thương cơ thể do vi khuẩn giang mai gây ra.
Các chuyên gia y học đều cho rằng bệnh giang mai chẳng khác nào HIV/AIDS nhưng bệnh phát triển âm thầm, từ từ theo thời gian và chỉ điều trị được ở giai đoạn sớm.
Ngoài ra, bệnh giang mai còn lây từ mẹ sang con. Vi khuẩn giang mai gây dị tật thai nhi. Khi bộ phận thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ có thể bị khuẩn giang mai gây tổn thương não như não ủng thủy, thiếu hàm răng, thiếu mắt…
Nếu đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh chưa dẫn đến khuyết tật, chỉ phản ứng dương tính thì chữa được nhưng khi bị khuyết tật thì không thể chữa được.