Nước máy
Nhiều người có thói quen ngủ dậy là uống một cốc nước lấy trực tiếp từ các máy lọc. Kỳ thực điều này không hề tốt cho sức khỏe.
Sau một đêm không hoạt động, các yếu tố kim loại trong vòi nước và bình nước sẽ sản sinh phản ứng hydrat hóa. Dòng nước đi qua vòi nước sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại.
Ngoài ra, hệ thống cung cấp nước cũng có nguy cơ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở.
Nước máy là thức uống cần phải chú ý trong khi sử dụng (Ảnh: nguồn internet)
Uống trực tiếp nước từ máy lọc để sau một đêm sẽ gây ra các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp và trở thành nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Vì vậy, sáng sớm ngủ dậy, bạn không nên uống trực tiếp lượt nước đầu tiên chảy ra từ bình lọc. Đây chính là thứ “nước đọng” bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.
Nước sôi để nguội quá 24 tiếng
Nước đun sôi sau khi để nguội, các hợp chất hữu cơ chứa nito sẽ không ngừng bị phân giải thành muối axit nitrat.
Đặc biệt, nước đun sôi để nguội lâu ngày khó tránh khỏi chứa các vi khuẩn gây ô nhiễm. Lúc này, các chất hữu cơ chứa nito sẽ phân hủy càng nhanh, tạo ra muối axit nitrat càng nhiều.
Nếu uống loại nước này, muối axit nitrat sẽ kết hợp với hemoglobin trong cơ thể, ảnh hưởng đến công năng vận chuyển oxy của máu.
Nước đun sôi nếu để nguội quá lâu sẽ gây hại cho cơ thể (Ảnh: nguồn internet)
Nước đun sôi dù để lâu trong phích hay để nguội trên bếp đều có các thành phần đã bị thay đổi và có hại cho cơ thể.
Vì thế, thời gian tốt nhất để dùng loại nước này là trong vòng 24 tiếng kể từ khi đun sôi.
Ngoài ra, các loại nước tinh khiết, nước đóng chai cũng không nên để quá lâu, không nên sử dụng nếu đã quá 3 ngày.
Nước muối
Một số người nghĩ rằng nước muối tốt cho sức khỏe nên hình thành thói quen uống nước muối vào mỗi buổi sáng. Đây đích thực là sai lầm!
Dù có nhiều tác dụng, nhưng nước muối lại là thức uống không nên dùng vào buổi sáng (Ảnh: internet)
Các nghiên cứu sinh học đã chỉ ra rằng: trong quá trình ngủ, cơ thể chúng ta tiêu tốn rất nhiều nước cho các hoạt động sinh lý như hô hấp, tiết mồ hôi, bài tiết nước tiểu.
Vì vậy, buổi sáng thức dậy, máu thường có xu hướng hơi ngưng tụ. Lúc này cần nhanh chóng uống nước để bù đắp lại lượng thiếu hút vào ban đêm và giúp máu nhanh chóng được loãng trở lại.
Tuy nhiên, uống nước muối vào buổi sáng ngược lại sẽ khiến cơ thể càng mất nhiều nước, dẫn đến khoang miệng bị khô.
Hơn nữa, sáng là thời gian huyết áp của cơ thể lên cao nhất. Nếu sử dụng thức uống vào lúc này, huyết áp sẽ càng tăng, gây tổn hại cho sức khỏe.
Nước ngọt
Chén nước đầu tiên của buổi sáng không nên là nước trái cây, nước ngọt, café, sữa hay các loại thức uống tương tự.
Các loại nước có ga và có đường hoàn toàn không phải là thức uống lý tưởng cho buổi sáng (Ảnh: internet)
Nước ngọt và nước có ga có chứa nhiều axit citric. Chất này sẽ làm tăng tốc bài tiết, hạ thấp hàm lượng canxi, dùng lâu dài có thể dẫn đến thiếu canxi.
Hơn nữa, loại đồ uống này không thể bổ sung cho lượng nước đã mất do các hoạt động sinh lý vào ban đêm, gây ra triệu chứng thiếu hụt nước cho cơ thể.
Nước trái cây, sữa tươi, café cũng không nên uống vào buổi sáng sớm. Những loại nước uống này cũng không thể bù đắp lượng nước thiếu hụt, khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động trong tình trạng thiếu nước, dẫn đến nhiều bất lợi cho sức khỏe.
* Theo Sina Health