Điều gì xảy ra nếu bạn uống rượu trước giờ đi ngủ?

Hoàng Hương |

Các nhà khoa học Anh cho biết rượu bia là thủ phạm hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Không những thế, nó còn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe khác.

Sau khi xem xét 153 nghiên cứu về mối quan hệ rượu bia và giấc ngủ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sau một đêm uống nhiều (tương đương 4 ly bia hoặc hơn), toàn bộ chu kỳ giấc ngủ của bạn bị phát vỡ, ít mơ hơn và nhịp tim nhanh và mạnh hơn.

Theo đó, bạn có xu hướng cảm thấy bồn chồn trong giấc ngủ, thay vì được tận hưởng cảm giác thoải mái. Không những thế, khi thức dậy, tình trạng mệt mỏi sẽ hỏi thăm bạn ngay lập tức.

Tương tự, giai đoạn ngủ REM (giai đoạn sau của giấc ngủ) cũng bị ảnh hưởng nếu trước đó bạn lỡ uống vài chén. Cơ thể bạn không được “tắt” đúng cách, nhưng tâm trí lại được “tắt” ngay lập tức.

Trong khi đó, nếu đi ngủ lúc tỉnh táo, cơ thể của bạn sẽ có cơ hội tự sửa chữa và làm mới trong quá trình ngủ.

Để xem chính xác chuyện gì sẽ xảy ra nếu uống rượu bia trước khi đi ngủ, Trang Men's Health đã thực hiện một cuộc hành trình khám phá giấc ngủ của một người uống đồ có cồn vào đêm qua.

1 giờ sáng: Sau khi uống rượu bia, bạn lên giường đi ngủ

Chuyện gì đang xảy ra: Bạn rơi vào giấc ngủ nhanh hơn, theo nghiên cứu của tiến sĩ Irshaad Ebrahim thuộc Trung tâm giấc ngủ London, Anh.

Bởi vì rượu bia ảnh hưởng đến bộ não của bạn. Chỉ 4 phút sau, bạn ngủ một cách vô thức. 8 phút tiếp theo, bạn sẽ rơi vào tình trạng ngủ sâu.

Hậu quả: Nhịp tim của bạn tăng lên 9 nhịp/phút, có nghĩa hệ thống thần kinh của bạn bị áp lực, căng thẳng và vẫn hoạt động quá mức cho phép.

2 giờ sáng: Bạn vẫn chưa tháo được giày

Chuyện gì đang xảy ra: Đồ uống có cồn như chứa chất an thần, vì vậy, giấc ngủ của bạn không bị gián đoán, tiến sĩ Ebrahim cho biết. Bạn không mơ cũng không bị thức giấc.

Hậu quả: Cơ thể bạn hơi lạnh nhưng nhịp tim lại tăng lên 13 nhịp/phút. Dù rất muốn nghỉ ngơi nhưng cơ thể bạn vẫn phải hoạt động tích cực.

3 giờ sáng: Bạn đang ngủ như một đứa trẻ

Chuyện gì đang xảy ra: Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ REM, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm vì ngủ chập chờn, không sâu.

Sau khi bước vào giấc ngủ khoảng 70 - 90 phút, con người rơi vào trạng thái giấc ngủ REM. Thông thường, mỗi người có khoảng từ 3 đến 5 giai đoạn ngủ REM mỗi đêm.

Hậu quả: Bạn đang cảm thấy chếch choáng vào buổi sáng hôm sau.

5 giờ sáng: Bạn cuộn tròn vào chăn

Chuyện gì đang xảy ra: Theo tiến sĩ Ebrahim, bạn không còn ngủ sâu giấc. Và khi rượu bia đã bay hơi, hệ thần kinh giao cảm của bạn vẫn phải hoạt động.

Hậu quả: Theo nghiên cứu được các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện vào năm 2012, thức dậy sau khi uống quá nhiều rượu bia vào đêm qua, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải như vừa bị mất ngủ và không muốn làm gì cả.

6 giờ sáng: Bạn không ngừng mơ

Chuyện gì đang xảy ra: Đến thời điểm này, cơ thể của bạn đã ngấm rượu và bạn đang cảm thấy không thể ngủ được. Bạn cảm thấy bồn chồn và trăn trở rất nhiều. Bạn băn khoăn không biết nên thức dậy hay ngủ nướng.

Hậu quả: Trong giai đoạn này, nhịp tim của bạn một lần nữa tăng lên. Và bạn biết, một ngày dài đang chờ đón mình.

8 giờ sáng: Cuối cùng, bạn cũng tỉnh

Hậu quả: Bạn có thể có thể cảm thấy chếnh choáng hoặc nôn nao sau khi bạn thức dậy và đứng lên khỏi giường. Đây là lý do tại sao rượu được cho là kẻ thù đầu tiên của giấc ngủ.

* Theo Men's Health

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại