Lưỡi là bộ phận linh hoạt và có nhiều công năng nhất trên cơ thể con người.
Không chỉ đóng vai trò vị giác, cơ quan này cũng giữ vị trí chủ đạo trong việc giao tiếp. Chưa dừng lại ở đó, màu sắc của tưa lưỡi còn có khả năng báo trước cơ số bệnh tật đe dọa sức khỏe của chúng ta.
Tưa lưỡi màu vàng
Đây được xem là biểu hiện chủ yếu của các bệnh nóng và thấp ở những cơ quan như gan, tỳ.
Các bệnh về gan thường ảnh hưởng tới công năng của tỳ vị và khả năng bài tiết của mật. Các dấu hiệu như thường xuyên khát nước, miệng hôi cũng là biểu hiện của chứng nóng dạ dày, tỳ vị không được điều hòa, tiêu hóa không ổn định.
Bên cạnh đó, Trung Y cho rằng “gan thông với mắt”. Do đó, các chứng bệnh về gan sẽ kèm theo khô mắt hay suy giảm thị lực.
Khi gặp tưa lưỡi vàng và các dấu hiệu trên, người bệnh nên bổ sung các loại thuốc hay thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, tư âm, bổ gan…
Lưỡi quá trắng
Tưa lưỡi trắng bất thường có thể xảy ra ở các bệnh nhân chứa dịch đờm trong cổ họng hoặc mắc các bệnh “thấp tà” (bệnh do yếu tố ẩm ướt gây nên). Không chỉ có màu sắc bất thường, tưa lưỡi trắng đôi khi còn đi kèm dịch nhầy ở bề mặt.
Bên cạnh đó, một số chứng bệnh như viêm thận mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản cũng thường đi kèm dấu hiệu này.
Tưa lưỡi quá trắng bắt nguồn từ việc khoang miệng tiết quá nhiều nước bọt, dịch đờm trong khí quản gia tăng khiến các tế bào lưỡi bị “ngâm” đến mức sưng và dễ dàng bị phân tách.
Lưỡi bị phù nề và chứng rối loạn bạch huyết cũng dẫn đến tình trạng này.
Tưa lưỡi màu đen
Màu sắc bất thường này là do các nhú hình chỉ (filiform papillae) tạo ra. Mức độ màu sắc có thể khác nhau, xếp loại từ nâu đậm, tro đen, đen cháy cho đến đen kịt.
Trung Y cho rằng tưa lưỡi màu đen xuất hiện ở người mắc các bệnh mãn tính lâu ngày hoặc bệnh nặng.
Lưỡi cũng có thể chuyển từ màu trắng sang vàng và sau cùng thành màu đen ở những đối tượng mắc các bệnh về dạ dày, nhiễm hàn khí hoặc các chứng thấp tà.
Tưa lưỡi vàng là dấu hiệu báo trước các bệnh về gan, tỳ, mật. (Ảnh: nguồn internet).
Những nghiên cứu lâm sàng cũng phát hiện một số bệnh mãn tính như tăng urê huyết, u ác tính khi trở nên nghiêm trọng cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu trên.
Dù bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào, tưa lưỡi có màu đen cũng là lời cảnh báo nguy hiểm. Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị khi bắt gặp hiện tượng bất thường này.
Lưỡi run
Trạng thái run rẩy khi lưỡi cử động thường bắt gặp ở một số người mắc các bệnh về thần kinh hoặc chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, dấu hiệu này cũng xuất hiện khi cơ thể sốt cao.
Lưỡi trơn bóng
Tưa lưỡi có màu kỳ lạ là điều đáng lo ngại, tuy nhiên lưỡi không xuất hiện tưa cũng là dấu hiệu không thể coi thường. Lưỡi quá trơn bóng thường xuất hiện ở những đối tượng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B2.
Đối với một số trường hợp ít nước bọt, lưỡi có thể trở nên trơn bóng như…gương. Đây là tình trạng nghiêm trọng, người bệnh nên sớm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, những người có lưỡi trơn đi kèm với màu đỏ cần đề phòng bệnh ung thư máu. Nếu bắt gặp tình trạng này ở người lớn tuổi, đây rất có thể là dấu hiệu báo trước các bệnh về phổi.
Lưỡi gai
Hiện tượng này sẽ khiến lưỡi có nhiều gai đỏ nhô ra như dâu tây. Dấu hiệu này xuất hiện khi cơ thể bị nóng trong, sốt hoặc đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
Lưỡi gai xuất hiện nhiều chấm đỏ giống quả dâu tây. (Ảnh: nguồn internet).
Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ triền miên, táo bón, thức khuy cũng như thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng hay rối loạn chức năng vỏ não cũng có thể đi kèm với biểu hiện kể trên.
Lưỡi bò
Lưỡi bò là chỉ tình trạng lưỡi có màu đỏ sậm, bong tróc như thịt bò. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những người thiếu máu.
Các đối tượng thường xuyên ăn ngô, cao lương khiến cơ thể thiếu vitamin PP cũng có thể gặp tình trạng trên. Khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này, trí nhớ sẽ bị suy giảm, thậm chí dẫn đến thiểu năng trí tuệ.
Các thức ăn giàu vitamin PP có thể kể tới là gan, thận động vật, thịt nạc, các chế phẩm từ lúa mạch, thịt gia cầm, đậu phộng, hoa quả…Cần lưu ý rằng những người bị âm hư, nóng trong không nên ăn đậu phộng.
Lưỡi nứt
Bề mặt lưỡi xuất hiện các vết rạn và nếp nhăn theo phương hướng bất đồng bắt nguồn từ nguyên nhân niêm mạc lưỡi bị khô.
Nếu các vết nứt quá sâu, tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, rất có thể đây là dấu hiệu của một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lưỡi cứng
Đây là tình trạng lưỡi bị co cứng, mất đi tính linh hoạt vốn có. Biểu hiện nguy hiểm này thường báo trước các bệnh như co giật, hôn mê.
Một nguyên do khác khiến cho lưỡi kém linh hoạt bắt nguồn từ nhưng bệnh viêm loét hoặc do lưỡi quá khô hay quá nhiều tưa lưỡi.
*Theo Sina Health