Mới đây, Tuần san kinh tế Nhật Bản đã thống kê những thói quen ngủ báo hiệu sức khỏe suy giảm.
Chảy nước miếng
Chảy nước miếng là dấu hiệu báo trước sự suy yếu của bộ máy tiêu hóa. Nước bị tích tụ trong dạ dày và ruột khiến cho khoang miệng thừa nước bọt và tự tràn ra khi ngủ.
Chảy nước miếng trong khi ngủ là dấu hiệu không thể coi thường (Nguồn internet)
Viêm miệng cũng kích thích cơ thể tiết nước bọt, gây ra hiện tượng chảy nước miếng. Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu báo trước của các bệnh cảm cúm và cảm mạo.
Biểu hiện chảy nước miếng đi kèm với các triệu chứng như méo miệng, đau đầu vào buổi sáng là báo hiệu của chứng đột quỵ. Người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra để tiến hành điều trị kịp thời.
Ngủ ngáy
Ngủ ngáy có thể xuất hiện khi nằm ngủ sai tư thế, nệm hoặc gối đầu không thoải mái.
Trong trường hợp nệm có độ mềm vừa phải, chiều cao gối đầu chuẩn từ 10 đến 12 cm hoặc đã nằm nghiêng mà tiếng ngáy vẫn xuất hiện, rất có thể bạn đang ở tình trạng thừa cân hoặc mắc chứng hẹp khí quản.
Ngủ ngáy đột ngột xuất hiện là dấu hiệu báo trước tình trạng bất ổn của sức khỏe (Nguồn internet)
Cần cảnh giác với các trường hợp thở không ra hơi, tần suất vượt quá 30 lần một đêm, khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
Đây là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để hạn chế những rủi ro cho sức khỏe và tính mạng.
Nói mơ
Bước vào độ tuổi trưởng thành, tần suất nói mơ thường giảm hoặc biến mất ở nhiều người. Hiện tượng này thi thoảng xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm hoặc cơ thể phát sốt.
Hiện tượng nói mơ xuất hiện khi tinh thần chịu quá nhiều căng thẳng (Nguồn internet)
Tuy nhiên, cần cảnh giác với tình trạng nói mơ diễn ra với tần suất liên tục khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải đối mặt với những áp lực quá lớn và cần giải tỏa cảm xúc.
Nhắm mắt không chặt trong khi ngủ
Hiện tượng này bắt nguồn từ hai nguyên nhân: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý: Trong khi thức, độ rộng của khe mi giữa 2 bên không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, lúc ngủ, độ hở cũng khác nhau. Trong một chừng mực nhất định (độ hở < 2 mm) thì mi trên vẫn che phủ tốt giác mạc - lòng đen.
Mắt nhắm không chặt khi ngủ tiềm ẩn một số nguy cơ có hại cho sức khỏe (Ảnh: nguồn internet)
Nguyên nhân bệnh lý: Hiện tượng mắt mở khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý lại là điều đáng lo ngại.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hở mi, lộ lòng đen - giác mạc, trong đó bao gồm liệt dây thần kinh số 7, bệnh Basedow, chứng rối loạn trương lực cơ, sẹo gây co kéo mi mắt...
Điều này làm nước mắt bị thất thoát quá nhiều do bay hơi, gây ra các biểu hiện bệnh lý khô mắt như tổn hại phần biểu mô phủ của kết mạc và giác mạc, viêm nhiễm, dày sừng và sẹo hóa.
Các bụi bẩn cũng có thể rơi khi không mắt nhắm chặt cũng gây ra các biểu hiện bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến thị lực. Khi phát hiện ra tình trạng này, bạn nên sớm tìm đến các bệnh viện chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị.
* Theo Sina Health