Ung thư máu có thể xảy ra với bất cứ người nào. Do đó, việc quan tâm đến sức khỏe của bản thân, thông qua những biểu hiện, thay đổi trên cơ thể là cách tốt nhất để phát hiện sớm và phòng tránh bệnh.
Khi có 7 dấu hiệu dưới đây bạn cần cẩn trọng với căn bệnh ung thư máu.
Khó thở
Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,…
Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua.
Sở dĩ đây là một dấu hiệu của ung thư máu vì khi các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức nó có thể khiến bạn khó thở và ho.
Do đó, khi có hiện tượng này kéo dài mà không có sự liên quan đến các bệnh đường hô hấp bạn cần gặp bác sĩ sớm để kiểm tra, xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.
Dễ bị bầm tím
Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.
Khi các tế bào bạch cầu có sự thay đổi bất thường chúng sẽ khiến tiểu cầu bị ứ đọng dễ xảy ra bầm tím hoặc có thể ngược lại.
Mệt mỏi
Ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, không phải lao động nặng nhọc gì cũng luôn cảm thấy mệt mỏi bởi các tế bào ung thư phát triển bao trùm làm giảm hệ miễn dịch và khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Chảy máu cam
Cũng như hiện tượng bầm tím, chảy máu cam là dấu hiệu khá thường gặp ở người ung thư máu. Khi bệnh phát triển đến mức độ nào đó sẽ khiến bạn bị chảy máu cam do lượng tiểu cầu mất đi.
Không thể chủ quan với tình trạng này, khi có hiện tượng chảy máu cam thường xuyên, kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện bệnh.
Đau bụng, sụt cân
Đau bụng thường xuyên là hậu quả của việc các tế bào ung thư tích tụ trong các bộ phận nội tạng. Kèm theo đó là hiện tượng sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Cần tới bác sĩ ngay khi có triệu chứng này.
Sốt cao thường xuyên
Khả năng miễn dịch của người mức ung thư máu bị giảm sút trầm trọng và do đó nó sẽ khiến bạn dễ bị các virus tấn công, rất dễ bị sốt cao. Đồng thời các vết thương trên cơ thể cũng rất khó lành, thời gian lành vết thương kéo dài.
Đau nhức xương
Các cơn đâu có thể kéo dài hay âm ỉ, tùy theo mức độ của bệnh, các vị trí có thể là đầu gối, lưng, cánh tay, chân,..xuất phát từ trong tủy do các tế bào hồng cầu bị phá hủy nghiêm trọng.
Tình trạng đau nhức xương thường bị hiểu nhầm là đo tay đổi thời tiết, vận động nhiều hay bị viêm khớp gây ra và thường được điều trị một cách mò mẫm.
Điều này vô cùng tai hại, vì nó có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu.
Do đó khi có dấu hiệu đau nhức xương bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh tình, tránh trường hợp bị ung thư máu giai đoạn cuối mới phát hiện bệnh sẽ hạn chế về công tác điều trị bệnh.
Phòng ngừa ung thư máu như thế nào?
- Lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng phát sinh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.
- Tăng cường các thực phẩm có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Tỏi, cà chua, hành tây, cần tây, bông cải xanh, cà rốt,…
- Giảm thiểu việc sử dụng chất béo động vật, thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo thực vật là tốt nhất.
- Tầm soát ung thư bằng cách khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt những gia đình đã có tiền sử ung thư.