Đã có những bệnh sau, đừng ăn lạc vì rất hại

Thái Phong (T.H) |

Lạc là loại thực phẩm quen thuộc và được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng và tính lành mạnh của nó trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nhiều lạc.

Giá trị dinh dưỡng của lạc

Lạc là một nguồn thực phẩm dồi dào protein, carbohydrates và chất xơ. Một khẩu phần ăn (khoảng 29g đậu phộng sống) cho bạn 7,3g chất đạm; 4,6g carbohydrates và 2,4g chất xơ.

Ngoài ra, lạc sống là nguồn thực phẩm giàu vitamin B. Cứ 29g lạc sống cung cấp cho cơ thể bạn 17% lượng niaxin (vitamin B-3) cần thiết cho một ngày.

Ngoài chức năng bổ sung năng lượng cho cơ thể, vitamin B-3 có trong củ lạc còn giúp cơ thể sản xuất nhiều loại hooc môn.

Ăn lạc sống còn cung cấp cho chúng ta 12% tiamin (vitamin B-1), 5% axit pantothenic (vitamin B-5), 5% vitamin B-6 và 2% riboflavin (vitamin B-2) trong tổng số nhu cầu vitamin mỗi ngày.

Ăn lạc còn có thể giúp cơ thể bạn tiếp nhận nhiều khoáng chất bao gồm 16% nhu cầu đồng, 12% nhu cầu magie, và 11% nhu cầu phốt pho mà chúng ta cần tiêu thụ mỗi ngày.

Đồng thời, củ lạc cũng cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ sắt, canxi, kẽm và kali.

Đã có những bệnh sau, đừng ăn lạc vì rất hại

Những bệnh không nên ăn lạc

Tuy lạc rất tốt, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim mạch, nhưng nếu đã có những bệnh sau đây thì nên tránh ăn lạc vì có thể khiến tình trạng bệnh diễn tiến không tốt hoặc thậm chí gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.

- Người có bệnh tiểu đường:

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường quy định không được ăn quá 30g dầu ăn tương đương với 3 muỗng cà phê mỗi ngày trong khi chỉ cần 18 hạt lạc đã tương đương với 1 muỗng cà phê dầu ăn.

Do đó nếu có ăn lạc, người bệnh tiểu đường cần lưu ý ăn ít hơn số lượng lạc nêu trên.

- Người có bệnh gút:

Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.

Trong khi đó, lạc lại rất giàu protein và chất béo. Bởi vậy nếu đã mắc bệnh gút thì không được ăn nhiều lạc.

- Người có bệnh dị ứng:

Lạc có thể gây dị ứng và nhiều trường hợp đe dọa đến tính mạng của người ăn do gây nên phản ứng dị ứng mạnh.

Bởi vậy, nếu bạn có tiền sử về căn bệnh dị ứng, cần thận trọng khi ăn lạc và chỉ ăn khi bạn chắc chắn rằng thực phẩm này không gây dị ứng cho bạn.

- Người có bệnh mỡ máu:

Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người có mỡ máu cao ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

- Người bị bệnh dạ dày: 

Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại