Con vật kinh hơn đỉa, bổ tựa nhân sâm sống trên đời nên ăn thử

Thái Phong (T.H) |

Theo quan niệm từ xa xưa, hải sâm được xem là một trong "tứ đại danh thái" (tức là một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng nhất) của ẩm thực cổ truyền phương Đông.

Hải sâm tên khoa học là Stichopus japonicus selenka, tên dân gian thường gọi là dưa chuột biển hay đỉa biển là tên gọi chung của nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea.

Hải sâm là loài động vật không có xương sống, thường sống dưới đáy cát hoặc san hô chết. Ở Việt Nam, hải sâm có nhiều ở các vùng biển như Khánh Hòa, đảo Trường Sa, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc...

1. Dinh dưỡng, dược tính:

Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại cũng cho thấy, hải sâm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g hải sâm khô có chứa 76 g protein - gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò.

Hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline... và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe... Đặc biệt, trong hải sâm có chứa Se - một chất cực quý có tính giải độc cao. Chất này có khả năng làm vô hiệu hóa các kim loại nặng trong cơ thể.

Ngoài ra, trong hải sâm còn có 2 loại saponin là Rg và Rh có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi, tăng cường thể lực và ức chế tế bào ung thư rất hiệu quả.

Theo các nhà khoa học, hải sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nâng cao miễn dịch của cơ thể, ức chế quá trình phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Hải sâm cũng rất bổ máu vì nó có tác dụng bổ sung các yếu tố tạo máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thu oxy, chống mệt tim.

Trong hải sâm cũng chứa rất nhiều chất xúc tác các phản ứng enzyme làm thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu đồng thời tăng sinh tổng hợp prrotein. Bởi thế, giá trị mà bạn nhận được khi ăn hải sâm là rất nhiều, nhiều hơn cả bản thân nó.

2. Hải sâm có tác dụng phòng the hay không?

Theo quan niệm từ xa xưa, hải sâm được xem là một trong "tứ đại danh thái" (tức là một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng nhất) của ẩm thực cổ truyền phương Đông.

Người ta chiết tự chữ "hải sâm" nghĩa là nhân sâm của biển để nhấn mạnh về độ quý của loại thực phẩm này chẳng khác gì tinh hoa của trời đất.

Trong các y văn cổ đều nói về nhân sâm với tác dụng bổ ích cường tráng trị các chứng hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh... Đông y còn ghi lại các bài thuốc bổ thận tráng dương với thành phần chính là hải sâm như sau:

- Trị liệt dương: 20g hải sâm, 100g thịt dê, hầm nhừ ăn trong ngày.

- Trị liệt dương, di tinh, tinh lạnh do thận hư: 480g hải sâm sao thơm, 100 hạt hạch đào nhân, 4 - 6 đôi thận dê, 240g đỗ trọng, 240g thỏ ti tử, 24g ba kích sao với nước cam thảo, 120g kỷ tử, 120g lộc giác giao.

120g bổ cốt chi sao muối, 120g đương quy, 120g ngưu tất, 120g quy bản sao dấm.

Tất cả sấy khô, tán thành bột, luyện với mật ong, viên thành viên hoàn nặng chừng 9g, ngày ăn 3 lần, mỗi lần 3 viên.

Y học hiện đại cũng xác nhận sự có mặt của testosterone trong hải sâm và cho rằng thành phần này giúp làm tăng khả năng của quý ông trong chuyện phòng the.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam lại cho rằng hải sâm thuộc hàn, không có vảy, vì thế không thể trợ dương. Tính theo Đông y, con trai chủ khí, con gái chủ huyết, khi hải sâm bổ âm thì dương sẽ kém.

Vì thế, bác sĩ Hướng cho rằng: "Ăn hải sâm nhiều sẽ không tốt. Về lý thuyết, hải sam nên ăn vừa phải và nấu kèm chất nóng như ớt".

Như vậy, thực hư hải sâm có giúp bổ trợ cho chuyện phòng the hay không, cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.

Nhưng không thể phủ nhận loài sinh vật biển này khi sử dụng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và dược tính rất lớn và không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Bởi vậy, bạn hãy thử món ăn này ít nhất 1 lần để cảm nhận sự độc đáo của nó nhé.

3. Những món ăn - bài thuốc độc đáo từ hải sâm:

- Bài thuốc trị thiếu máu:

Hải sâm, đại táo với lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 9g, uống với nước ấm.

Hải sâm 1 con hầm với mộc nhĩ, thêm chút đường phèn ăn trong ngày.

- Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh do thận hư:

Dùng 30g hải sâm, 100g gạo nếp nấu thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

Hải sâm sấy khô trên ngói đất, nghiền thành bột, uống ngày 2 lần, mỗi lần 0,5 - 1g.

- Bài thuốc chữa lao phổi ho ra máu:

500g hải sâm, 250g bạch cập, 120g quy bản. Sấy khô tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 13g với nước ấm.

- Bài thuốc chữa cao huyết áp, xơ vữa động mạch:

50g hải sâm hầm nhừ, cho thêm đường phèn ăn trong ngày.

- Bài thuốc trị táo bón do âm hư:

30g hải sâm, 120g đại tràng lợn, 15g mộc nhĩ đen. Hầm nhừ, ăn liên tục nhiều ngày.

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại