Trâu Canh (khoảng 1314 – 1369) là một thầy thuốc. Trong sự nghiệp y thuật, ông có hai “thành tích” từng được sử sách chép lại. Một là cứu sống vua Trần Dụ Tông bằng phương pháp châm cứu, hai là chữa bệnh liệt dương cho vị hoàng đế này bằng bài thuốc quái đản.
Xung quanh việc cứu “bản lĩnh đàn ông” cho vua của Trâu Canh đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn. Nhiều người không tin vào tác dụng của bài thuốc kì dị kia. Trong khi đó, vị thầy thuốc này lại là thiên tài trong thuật châm cứu – phương pháp được sử dụng trong điều trị các bệnh rối loạn tình dục từ lâu.
Giai thoại và sự thật
Trị bệnh cho vua bằng liệu pháp tâm lý
Theo bác sĩ Hồ Đắc Duy – chuyên gia nghiên cứu tình dục nổi tiếng ở TP. HCM thì phương pháp chữa liệt dương cho vua Trần Dụ Tông của thầy thuốc Trâu Canh thực chất là liệu pháp tâm lý. Theo bác sĩ Duy, liệt dương ngoài các nguyên nhân thực thể như bệnh tật, tổn thương bên ngoài còn luôn đi kèm yếu tố tâm lý bao gồm sự không hài lòng, không thoải mái, thú vị về các hoạt động tình dục của mình, stress, ức chế, lo lắng buồn rầu… Đa số những vấn đề tâm lý của bệnh liệt dương đều thuộc về cảm xúc. Điều trị liệt dương là điều trị cảm xúc, điều trị cái nguyên nhân tâm lý đã gây ra hậu quả “súng ống” mất khả năng “giương nòng”. Chính Trâu Canh là người tạo ra nguyên nhân ấy 10 năm trước, khi ông ta nói vua Dụ Tông sẽ liệt dương về sau. Có lẽ vị thái tử đã bị ám ảnh từ đó. Dĩ nhiên, người duy nhất có thể phá bỏ cái định kiến ấy không ai khác hơn là Trâu Canh vì hơn một lần ông ta cứu sống vị vua này. Trâu Canh được triều đình xưng tụng là “thần y”. Chính vì vậy, phương pháp kỳ dị của y được toàn thể Hoàng gia đồng tình vun vào. Điều này càng giúp cho Dụ Tông lòng “tự tin”. Có thể, lòng tự tin ấy đã đánh đổ các ám ảnh để vị vua trẻ chiến thắng được sự “bất lực”.
Theo bác sĩ Hồ Đắc Duy – chuyên gia nghiên cứu tình dục nổi tiếng ở TP. HCM thì phương pháp chữa liệt dương cho vua Trần Dụ Tông của thầy thuốc Trâu Canh thực chất là liệu pháp tâm lý. Theo bác sĩ Duy, liệt dương ngoài các nguyên nhân thực thể như bệnh tật, tổn thương bên ngoài còn luôn đi kèm yếu tố tâm lý bao gồm sự không hài lòng, không thoải mái, thú vị về các hoạt động tình dục của mình, stress, ức chế, lo lắng buồn rầu…
Đa số những vấn đề tâm lý của bệnh liệt dương đều thuộc về cảm xúc. Điều trị liệt dương là điều trị cảm xúc, điều trị cái nguyên nhân tâm lý đã gây ra hậu quả “súng ống” mất khả năng “giương nòng”. Chính Trâu Canh là người tạo ra nguyên nhân ấy 10 năm trước, khi ông ta nói vua Dụ Tông sẽ liệt dương về sau. Có lẽ vị thái tử đã bị ám ảnh từ đó. Dĩ nhiên, người duy nhất có thể phá bỏ cái định kiến ấy không ai khác hơn là Trâu Canh vì hơn một lần ông ta cứu sống vị vua này. Trâu Canh được triều đình xưng tụng là “thần y”. Chính vì vậy, phương pháp kỳ dị của y được toàn thể Hoàng gia đồng tình vun vào. Điều này càng giúp cho Dụ Tông lòng “tự tin”. Có thể, lòng tự tin ấy đã đánh đổ các ám ảnh để vị vua trẻ chiến thắng được sự “bất lực”.
Việc thầy thuốc Trâu Canh chữa bệnh liệt dương cho vua Trần Dụ Tông đã trở thành một câu chuyện đậm chất giai thoại. Theo truyền thuyết tại xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) được cụ Vũ Phương Đề (SN 1697) chép lại thì Trâu Canh tình cờ được trời ban cho một sợi dây mây thần. Chuyện kể rằng thời bấy giờ quanh khu vực núi Tử Trầm có rất nhiều đầm, hồ. Người dân thường rủ nhau đi đánh cá để kiếm sống. Trâu Canh nhà nghèo nên cũng phải ngày ngày ra hồ bên cạnh núi đánh cá.
Một hôm, ông đang đánh thì dây buộc cá bị đứt. Không biết làm sao, ông liền lên bờ tìm một sợi dây khác buộc lại. Chợt thấy một sợi dây mây vứt chỏng chơ trên bờ, ông nhặt lấy rồi quấn vào ngang thắt lưng để thay dây cũ. Bỗng nhiên, “cậu nhỏ” cương lên, cứng rắn lạ thường trong khi ông chỉ mặc một chiếc khố rách. Sợ không che đậy được nên Trâu Canh phải đứng ở dưới ao, không dám lên bờ. Ông cứ đứng như thế cho đến khi dân làng về hết. Ở nhà chờ mãi không thấy con về, mẹ ông sốt ruột phải đi tìm thì thấy ông một mình vẫn ở dưới nước. Bị mẹ quở mắng, ông xấu hổ không dám thưa mà chỉ cởi đó cá ra đưa cho mẹ đem về, sau đó cởi dây mây ở ngang thắt lưng ra. Kỳ lạ thay, khi dây mây tháo ra thì “sự lạ” cũng biến mất.
Tối hôm đó bị mẹ tra hỏi vì sao cứ ở dưới ao không chịu về, Trâu Canh thật thà đem đầu đuôi câu chuyện ra thưa. Mẹ ông bèn lấy dây mây phơi khô, để lên gác bếp rồi thỉnh thoảng sai ông lấy dây ấy đeo thử vào người thì đều thấy hiện tượng cũ lặp lại.
Thời bấy giờ, vua Trần Dụ Tông bị bệnh liệt dương, thuốc thang chữa mãi không khỏi. Vì vậy, vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người chữa bệnh, hứa người nào chữa khỏi thì vua sẽ cho ăn một nửa lộc thiên hạ. Biết chuyện, mẹ Trâu Canh tìm gặp sử giả nói nhỏ: “Nhà tôi có một vật có thể chữa khỏi bệnh cho vua”. Nói rồi, hai mẹ con đem dây mây theo sứ giả vào kinh. Vua đeo dây mây vào, quả nhiên “súng ống” hoạt động trở lại. Vua cho Trâu Canh là “thần y” bèn lưu lại trong cung để trông nom, thuốc men cho vua, sủng ái hơn tất cả mọi người.
Câu chuyện trên mang đậm tính chất giai thoại, do người đời thêu dệt nên để lý giải một sự việc có thật trong lịch sử. Thực tế, Trâu Canh là nhân vật có thật nhưng là con “nhà nòi” về y thuật chứ không phải được Trời ban cho dụng cụ chữa bệnh kỳ lạ như giai thoại đề cập.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VII, kỷ nhà Trần) chép vắn tắt về nhân vật này như sau: “Canh là con Trâu Tôn người phương Bắc. Khoảng năm Thiệu Phong, người Nguyên vào cướp, Tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên, đến khi quân Nguyên thua thì bị bắt. Tôn ở nước ta, chữa thuốc cho các vương hầu thời đó, phần nhiều thấy công hiệu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng, nô, thành ra giàu có. Trâu Canh nối nghiệp cha cũng nổi tiếng trong dân chúng vào các đời vua sau: Minh Tông – Hiến Tông - Dụ Tông (khoảng từ 1314 – 1369)”. Thành tích “nổi bật sử sách” của thầy thuốc Trâu Canh là dùng thuật châm cứu.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép năm Kỷ Mão (1339): “Mùa thu, tháng 8 ngày 15, ban đêm con của Thượng Hoàng là Hạo đi thuyền chơi Hồ Tây bị chết đuối, vớt được ở lỗ cống đơm cá. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Canh nói: “Dùng kim châm sẽ sống lại nhưng chỉ sợ sẽ bị liệt dương”. Dùng kim châm thì quả như lời ông ta nói. Từ đấy, mọi người gọi Trâu Canh là thần y. Canh mãi sau được thăng lên Quan Phục Hầu Tuyên Huy Viện Đại Sứ kiêm Thái Y Sứ”.
Bài thuốc “vô đạo” hay khả năng châm cứu thiên tài?
Thái tử Hạo được Trâu Canh cứu khỏi chết đuối chính là vua Trần Dụ Tông (1336 – 1369), vị vua thứ bảy của nhà Trần. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long, trị vì từ năm 1341 đến 1369. Trần Hạo là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu. Năm 1341, anh vua Trần Hiến Tông qua đời khi mới 22 tuổi nhưng không có con nối dõi. Thượng hoàng Trần Minh Tông lập Trần Hạo lên nối ngôi, tức là Trần Dụ Tông. Khi đó, ông mới lên 5 tuổi. Những năm đầu, quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế dẫu xảy ra mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn được đánh giá là có nề nếp.
Năm 1357, Thượng hoàng Minh Tông mất. Vua Dụ Tông khi đó đã 22 tuổi mới bắt đầu nắm đại quyền. Các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Mặc Đĩnh Chi đều đã qua đời, triều đình bắt đầu rối loạn. Các gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Danh nho Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe nên từ quan về dạy học. Các vị quan khác như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát tuy có năng lực nhưng không can gián được vua bớt hưởng lạc. Vua Dụ Tông ham chơi bời, mê đàn hát, đánh bạc, nghiện rượu...
Tuy ăn chơi vô độ nhưng vua Trần Dụ Tông lại phải chịu hậu quả của vụ tai nạn năm xưa đúng như lời thầy thuốc Trâu Canh nói. Theo đó, năm lên 14 tuổi, Thượng Hoàng cưới vợ cho vua Dụ Tông. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của Bình Chương Huệ Túc Vương. Đêm tân hôn, vua Dụ Tông nhận ra mình không có khả năng làm chồng. Biết được khả năng y thuật của Trâu Canh, nhà vua tiếp tục vời ông vào cung tìm phương cách chữa trị.
Tuy nhiên theo sử sách ghi lại thì bài thuốc “thần y” này dâng lên hoàng đế lại hết sức kỳ quặc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép vào năm Tân Mão 1351 như sau: “Bấy giờ, Trâu Canh thấy vua bị liệt dương bèn dâng phương thuốc yêu cầu giết đứa bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, quả nhiên công hiệu”. Toa thuốc cực kỳ quái đản, phản đạo đức và bất nhân của Trâu Canh đã làm cả triều đình bối rối nhưng không ai ngăn cản được sự tin tưởng của nhà vua đối với vị thầy thuốc này. Đến nay, hầu hết các ý kiến cũng đều cho rằng Trâu Canh là một “tội đồ” trong lịch sử nước ta với nhiều chiêu trò gây ảnh hưởng đến luân thường đạo lý.
Cho đến ngày nay, những ý kiến xung quanh phương pháp trị “bất lực” cho vua của Trâu Canh vẫn chưa có sự đồng nhất. Xét cả về mặt khoa học lẫn đạo đức thì phương pháp của vị thầy thuốc này đều giống như một trò lừa đảo. Tuy vậy thì bên cạnh bài thuốc kỳ dị, các sử gia cũng chú ý nhiều và đều công nhận tài năng châm cứu của Trâu Canh. Nhiều người cho rằng đây mới là cách điều trị thực sự giúp vua Trần Dụ Tông tìm lại “bản lĩnh đàn ông