Năm 2014, một nghiên cứu của Trường Đại học Hawaii, Mỹ công bố kết quả theo dõi hơn 8.000 người đàn ông có quốc tịch Mỹ gốc Nhật, được sinh trong những năm năm 1900 - 1919.
Những người tình nguyện này được chia thành 2 nhóm: một nhóm có chiều cao từ 1,58 m trở xuống và nhóm còn lại có chiều cao từ 1, 64 m trở lên.
Lối sống cũng như tình trạng sức khỏe của những người đàn ông này được giám sát và nghiên cứu chặt chẽ suốt 40 năm liền.
Trong số các đối tượng nghiên cứu, khoảng 1.200 người đạt tuổi thọ ngoài 90 và 100. Đặc biệt, gần 250 người trong số này vẫn sống tới ngày nay.
Bản đồ chiều cao và tuổi thọ
“Chúng tôi phát hiện nhóm có chiều cao từ 1, 58 m trở xuống sống lâu nhất. Sự phân loại có thể thấy rõ ở đàn ông có chiều cao từ 1,5 m đến trên 1,8 m. Đàn ông càng cao, càng tổn thọ”, Tiến sĩ Bradley Willcox, thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, một dạng bảo vệ của gen FOXO3 khiến kích thước cơ thể người đàn ông nhỏ bé hơn nhưng lại giúp họ sống lâu hơn.
Giáo sư Willicox nhấn mạnh, các khám phá trên không mang tính tuyệt đối, nhưng lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa kích thước cơ thể và gen.
Các chuyên gia cũng nhận thấy, đàn ông tầm thường nhiều khả năng sở hữu lượng insulin trong máu thấp hơn và ít khả năng mắc ung thư trong cuộc đời hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2014 tiến hành trên 585.000 công dân châu Âu, những người cao có nguy cơ bị ung thư nhiều hơn. Nguyên nhân là do các yếu tố hormone và gen làm tăng chiều cao có thể kích thích sự phát triển ung thư.
Không những thế, tờ Tạp chí Y học Tình dục phát hiện đàn ông Hungary cao dưới 1,75 m có số lần quan hệ tình dục và chất lượng của mỗi cuộc "yêu" hơn hẳn so với những người cao hơn 1,8 m.
* Tổng hợp nhiều nguồn