Căn bệnh nguy hiểm có thể khiến con tử vong nhiều mẹ vẫn chủ quan

Tiểu Nhã |

Giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyễn Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ về trường hợp của một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, do chủ quan dẫn đến bị lưu thai.

Mất con vì mẹ quá tẩm bổ

Chị Nguyễn Thị Thanh trú tại Hà Nội mang bầu con thứ 3. Trước đó, chị Thanh đã sinh được hai cô con gái. Khi các con lớn học lớp 6 và lớp 4, vợ chồng chị mới sinh thêm đứa con nữa.

Chị Thanh tâm sự để sinh được đứa con lần này, vợ chồng chị đã rất khó khăn còn cầu, con cúng nên chị cẩn thận giữ gìn.

Suốt thời gian mang thai, chị Thanh không làm việc gì, nghỉ hẳn ở nhà để dưỡng thai. Ngày nào, chồng chị cũng mua những đồ ăn thức uống giàu chất bổ mang về cho vợ.

Nhất là khi biết đó là con trai, nhà chị nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Vì thế, thai kỳ chị Thanh tăng cân nhanh chóng. Từ 53 kg chị tăng lên hơn 70 kg.

Chị đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thấy con to nên càng thích. Chị xác định sinh mổ nên ăn thật nhiều để cho con to và khỏe. Nhưng đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Chị Thanh bắt đầu mệt mỏi hơn, chán ăn và đi tiểu rất nhiều lần/ngày.

Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị tiểu đường thai nghén nặng khi đường huyết lúc đói đã lên tới 12 mmol/l. Bác sĩ khuyên chị Thanh phải nhập viện theo dõi.

Chị Thanh nhập viện Nội tiết để theo dõi tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, được 3 ngày chị lại xin về nhà vì ở viện chật chội, mùi khai từ nhà vệ sinh khiến chị không ngủ. Chị Thanh kiêng ăn hơn nhưng đường huyết trong máu vẫn cao.

Được 5 ngày, chị Thanh thấy bỗng dưng thai không còn đạp trong bụng. Nửa đêm vợ chồng chị vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ siêu âm thấy không còn tim thai. Bác sĩ chẩn đoán thai chết lưu phải kích thích đẻ để chị đẻ tự nhiên.

Mất con vì chủ quan tiểu đường thai nghén, chị Thanh ân hận vô cùng. Có lúc, chị tự trách mình đã hại con. Chồng chị cũng sinh ra chán nản vì vợ chồng chị khao khát có được mụn con trai. Đến ngày con sắp bồng bế trên tay thì lại chết lưu vì mẹ tẩm bổ quá kỹ.

Trường hợp của gia đình chị Hoàng Hồng Ngát trú tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình còn đau xót hơn. Chị Ngát sinh được bé gái bụ bẫm nặng 4,2 kg bằng phương pháp sinh mổ.

Khi sinh ra, bé khỏe mạnh khóc to nhưng chỉ vài tiếng sau người bé tím tái và đưa lên cấp cứu nhưng không qua được vì bé bị hạ đường huyết sơ sinh.

Trước đó, chị Ngát bị tiểu đường thai kỳ nhưng vì muốn con to, thương con nên chị không chịu ổn định đường huyết. Lúc sinh ra, đứa trẻ bị hạ đường huyết cấp và tử vong.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho em bé

Giáo sư Bình cho biết bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của tiểu đường, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose), nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao gây ra các chứng tiền sản giật, rối loạn chuyển hóa và đe dọa sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ còn chủ quan cho rằng nó chỉ diễn ra trong thời kỳ mang thai mà không biết rằng bệnh có thể phát triển thành tiểu đường tuyp 2 lúc sinh con xong.

Đặc biệt tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho thai nhi có thể gây chết lưu, đẻ non và hạ đường huyết sơ sinh, suy hôm hấp.

Những trẻ sơ sinh của bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ phát triển đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì tự sản xuất insulin của họ là cao khi chào đời insulin không sản xuất kịp. Biến chứng này  có thể gây co giật ở trẻ.

Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có vấn đề về hô hấp nhiều hơn những phụ nữ không có vấn đề, ngay cả ở cùng tuổi thai. Những đứa trẻ có hội chứng suy hô hấp có thể cần giúp thở cho đến khi phổi trở nên mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, em bé của bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh béo phì phát triển và loại 2 bệnh tiểu đường sau này.

Để phòng bệnh tiểu đường thai kỳ, Giáo sư Bình khuyên các bà mẹ nên ăn theo loại và số lượng của thực phẩm là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức trong khi mang thai, có thể đặt  vào nguy cơ cao bị biến chứng.

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh thường có nghĩa là bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và ít chất béo và calo vào chế độ ăn uống  và hạn chế carbohydrate bao gồm cả bánh kẹo.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại