Á sừng là bệnh gì?
Á sừng hay còn gọi với cái tên khác lá viêm da cơ địa, đây là căn bệnh da liễu rất phổ biến. Tuy không mang tính chất nguy hiểm nhưng nó lại khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt.
Bệnh không phân biệt tuổi tác và vị trí trên cơ thể. Ở bất kỳ vùng da nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, vị trí thường gặp nhất là đầu ngón tay, đầu ngón chân, gót chân.
Những vùng da mắc bệnh á sừng sẽ ngứa ngáy, lớp da thượng bì hóa sừng bong tróc gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây chảy máu. Bệnh sẽ nặng hơn khi tiếp xúc với hóa chất như nước rửa bát, xà phòng.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được làm rõ vì vậy nó cũng thuộc căn bệnh mạn tính, rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát.
Người mắc bệnh á sừng phải chịu khổ thế nào?
Mất thẩm mỹ, bóc tróc, chảy máu gây đau đớn là những khổ cực mà người bệnh á sừng phải gánh chịu. Dưới đây là 2 trường hợp tiêu biểu đến khám tại Phòng khám da liễu HN đã mắc bệnh lâu năm.
Anh Minh Đức (Hưng Yên) mắc phải căn bệnh á sừng ở chân và hai bàn tay đã 5 năm. Bản thân làm nghề thợ xây, luôn luôn phải tiếp xúc với hồ, xi măng mặc dù có đi bao tay bảo hộ nhưng vẫn bị căn bệnh này hành hạ nghiêm trọng.
Nhất là vào mùa đông, thời tiết khô lạnh da của anh Đức lại có dịp bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, thậm chí có những đợt đại hàn vùng da non còn bị nứt ra, tứa máu.
Một trường hợp nữa là chị Thanh Uyên (Minh Khai, Hà Nội) làm nghề bán phở mắc bệnh á sừng gần chục năm. Do quán ăn theo quy mô nhỏ nên chị đều tự tay làm hết mọi việc.
Công việc hàng ngày nấu nướng tiếp xúc với dầu mỡ, thêm nữa chị còn phải rửa hàng chậu bát mỗi ngày.
Việc tiếp xúc với xà phòng, nước quá nhiều khiến việc điều trị của chị Uyên càng trở nên khó khăn. Không chỉ các đầu ngón tay mà nó đã lan rộng ra khắp bàn tay.
Thậm chí các đầu ngón tay của chị đã không còn dấu vân tay vì bị bong tróc hết lớp da thượng bì bên ngoài.
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh á sừng
Mắc phải căn bệnh thiếu thẩm mỹ này người bệnh nên chú ý đến những vấn đề dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
- Tuyệt đối không bóc đi lớp sừng bên ngoài hay dùng bàn chải, đá kỳ để cọ sát làm tróc đi lớp da bên ngoài và gãi ngứa. Vì làm như vậy việc bong tróc đào thải lớp sừng bên ngoài ở vùng bệnh sẽ diễn da mạnh mẽ hơn.
Á sừng trên đầu
- Tuyệt đối không để vùng da mắc bệnh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, gia vị cay, mắm muối, dầu mỡ,…vì như vậy sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Khi cần thiết phải làm những công việc có tiếp xúc với những thứ này bạn có thể đeo bao tay. Tuy nhiên thời gian đeo bao tay không nên kéo dài.
- Tuyệt đối không được gãi khiến da bị xước, gây nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không nên ăn các đồ thủy hải sản có vỏ đặc biệt là ốc, ngao, tôm,…vì chúng sẽ làm bệnh của bạn nặng nề thêm.
Nên làm gì khi mắc bệnh á sừng?
- Luôn luôn giữ cho bàn tay có độ ẩm cân bằng, tránh khô nứt bằng việc thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho tay của bạn.
- Cắt móng tay, móng chân, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tránh xa vùng môi trường bụi bặm, ô nhiễm, chứa hóa chất,…
- Ăn thật nhiều rau xanh, củ quả, tăng cường bổ sung vitamin C và E để tăng hệ miễn dịch cho da, sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.