Cách tốt nhất chống... say rượu

Việc áp dụng các thủ thuật chống say thực tế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và cũng không nên lạm dụng. Các cách như ăn no bụng, uống sữa hay nước lọc... trước khi uống cũng chỉ giúp giảm bớt một phần nhỏ ảnh hưởng của rượu...

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo Tiến sĩ Phạm Duệ, nguyên giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), để chống say rượu, chỉ có cách tốt nhất là hạn chế uống, uống vừa phải và trước khi uống cần ăn nhẹ, không để bụng đói.

"Rượu khi uống vừa phải, đúng loại đảm bảo chất lượng sẽ thơm ngon, tạo hưng phấn, giúp mọi người cởi mở, dễ gần nhau hơn. nhưng nếu lạm dụng, rượu sẽ trở thành thuốc độc, chất gây mê, thậm chí gây ra các biến chứng chết người", ông Duệ nói.

Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội, cho rằng, uống rượu quá đà dẫn tới say gây ra nhiều tác hại:

Ảnh hưởng tới chức năng gan, hại sức khỏe, khó kiềm chế bản thân dẫn tới những lời nói, hành vi không đúng mực, không tỉnh táo nên dễ gây hay gặp tai nạn nếu điều khiển xe, gây bạo lực, tạo mâu thuẫn trong gia đình...

Việc áp dụng các thủ thuật chống say thực tế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và cũng không nên lạm dụng. Các cách như ăn no bụng, uống sữa hay nước lọc... trước khi uống cũng chỉ giúp giảm bớt một phần nhỏ ảnh hưởng của rượu.

Vì vậy, theo ông điều cơ bản là mỗi người phải tự kiểm soát bản thân để chỉ uống có giới hạn, kiên quyết từ chối khi bị ép rượu và tốt nhất nên hạn chế uống ở mức càng ít càng tốt.

Cách cấp cứu người ngộ độc rượu

Người ngộ độc rượu do sử dụng rượu tự nấu, pha chế, ngâm, ủ có hàm lượng độc tố rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi phát hiện người uống có dấu hiệu say rượu, người nhà cần tìm cách giúp nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc hoặc nước chanh;

Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng (nhưng tránh gió lùa), tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện ngay. Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ li bì.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, không nên để người uống rượu say ngủ quá lâu, nếu không thấy tỉnh phải đưa ngay người ngộ độc đến viện.

Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Uống rượu có tính chất khai vị, uống ít để kích thích ăn uống, chứ không phải uống đến no.

Tiến sĩ Phạm Duệ, nguyên giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, say rượu với biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, nôn... chính là biểu hiện của ngộ độc rượu.

Chống say rượu bằng cách móc họng cho nôn thực chất vô cùng tai hại. Khi nôn nhiều lần, các cơ trong hệ tiêu hóa co bóp mạnh, có thể xước, chảy máu niêm mạc thực quản, dạ dày.

Không những thế, khi nôn lượng cồn đã hấp thụ vào cơ thể sẽ vẫn lưu lại trong khi lượng thức ăn ra ngoài hết nên nếu tiếp tục uống, người ta sẽ mệt mỏi và càng dễ gây tổn thương cho dạ dày.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại