Cách đơn giản đánh bay nhiệt miệng

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng.

Tôi năm nay 27 tuổi. Tôi thường xuyên bị nhiệt miệng, nhất là khi thời tiết nóng bức, khiến người rất mệt mỏi, khó chịu, không muốn ăn uống. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.

Nông Văn Hòa (Cao Bằng)

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng.

Ăn các món luộc và rau củ để phòng ngừa nhiệt miệng.

Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt.

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Trước hết làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây…

Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần bạn cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại