Tình trạng viêm xoang ở Việt Nam
Việt Nam có tới 15-20% dân số mắc bệnh viêm xoang cấp và mạn tính. Do khí hậu miễn nhiệt đới gió mùa, thất thường, độ ẩm cao cũng với điều kiện sống, sinh hoạt sự mẫn cảm của cơ địa,…khiến dễ mắc bệnh cũng như nguy cơ tái phát là rất cao.
Thông thường người bị viêm xoang hải chữa trị bệnh từ 3 – 6 tháng mới khỏi. Thậm chí những người không điều trị dứt điểm khiến bệnh trở nên mạn tính. Phải chung sống suốt đời với viêm xoang cũng không hiếm gặp.
Chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn
Hoa cứt lợn hay còn gọi là hoa ngũ sắc, ngũ vị, cây cỏ hôi,…có tên khoa học là Ageratum conyzoides. Loại cây thường mọc hoang ở bờ rào, vườn nhà,…nhiều nhất là ở nông thôn.
Cây thân thảo, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50cm, hoa nhỏ màu tím, xanh. Có mùi hôi đặc trưng.
Cứt lợn – cái tên nghe rất dị và hơi khó nghe nhưng lại là cây thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại thuốc tự kiếm dễ dàng, thậm chí không mất tiền mua mà lại chữa bệnh cực tốt.
Cây cứt lợn rất nhiều tinh dầu, có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả các đợt cấp tính mà mạn tính trong trường hợp viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả.
Cách sử dụng hoa cứt lợn để chữa viêm xoang
Cây cứt lợn được dùng cả cây để làm thuốc chữa bệnh. Cây thường bỏ rễ dùng tươi hay khô đều được
Đối với viêm xoang bạn chọn những cây tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước hoa cứt lợn rồi nét bông này vào mũi.
Để bông trong lỗ mũi khoảng 15-20 phút. Bông thuốc sẽ giúp hút dịch mủ trong xoang mũi ra ngoài.
Sau khi rút bông ra khỏi mũi bạn xì mũi nhẹ nhàng để dịch mủ chảy ra ngoài. Chú ý nên xì nhẹ nhàng để tránh mủ xoang đi qua vòi nhĩ (đường nối thông giữa mũi và tai). Ngay sau khi xì được dịch mủ xoang ra ngoài bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều.
Làm như vậy hàng ngày cho đến khi không còn hiện tượng sốt hay chảy dịch mủ nữa. Bài thuốc này sẽ giúp.
Bên cạnh đó cây cứt lợn còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như:
Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Dùng 30 - 50 g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày sẽ khỏi.
Trị nhọt độc sưng đau: Lấy cây cứt lợn trộn với cơm nguội và chút muối, giã nát, đắp vào chỗ bị côn trùng cắn.
Sưng đau do giãn gân, sái xương: Dùng một nắm cây hoa cứt lợn khô, đốt cháy, hun khói vào vùng bị đau. Dùng ngoài da nên số lượng không hạn chế.
Cảm mạo phát sốt: Lấy 60g hoa cứt lợn tươi sắc lấy nước uống trong ngày.
Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Cây hoa cứt lợn giã nát cùng đường đỏ đắp vào chỗ có mụn nhọt.
Sốt rét, cảm mạo: Dùng 15 - 20g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc nước uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Giã nát 1 nắm cây hoa cứt lợn tươi rồi đắp vào chỗ đau là được.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!