Trước đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh có thông báo gửi các Sở Y tế, Bệnh viện cho biết Bộ Y tế giao Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai làm đầu mối điều trị những ca rắn cắn nặng.
Theo ông Khuê, thời gian qua rắn lục đuôi đỏ đã xuất hiện tại nhiều địa phương chưa rõ nguyên nhân, khiến người dân rất hoang mang.
Phương pháp điều trị cho nạn nhân rắn cắn cũng có nhiều tư vấn khác nhau, có bác sĩ tư vấn cần băng garo trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, có nơi lại nói chỉ cần nẹp sơ trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu...
Theo ông Sơn, cách sơ cứu nhanh nhất là phải làm chậm tốc độ của nọc độc vào hệ tuần hoàn, mà khi cơ thể vận động thì nọc độc sẽ được chuyển với vận tốc nhanh hơn.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cần cố định chi bị cắn bằng nẹp để tránh vận động
Vì vậy khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cần cố định chi bị cắn bằng nẹp để tránh vận động, sau đó sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Với các loại rắn khác, ông Sơn khuyến cáo sử dụng hình thức băng ép để sơ cứu trước khi vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Một số hình thức đã được dân gian lưu truyền là nên dùng cấp cứu nạn nhân rắn cắn như chích rạch vùng bị rắn cắn, hút nọc độc... có thể làm tổn thương mạch máu và làm vết thương nặng thêm.
Cũng không được chườm lạnh vị trí rắn cắn hoặc buộc garo do nguy cơ làm thiếu máu đến chi.
Dịp này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các Bệnh viện tập trung cứu chữa cho nạn nhân rắn cắn không để xảy ra tử vong, trường hợp bệnh nhân nặng có thể gọi Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai để được hỗ trợ.
Các địa phương cũng cần tập huấn ngay cho bác sĩ về điều trị rắn cắn theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời tuyên truyền cho người dân địa phương biết các tự sơ cứu và đến bệnh viện ngay khi bị rắn cắn.
Các địa phương có nhu cầu được hỗ trợ về cách điều trị với nạn nhân của từng loại rắn khác nhau có thể liên hệ với Bệnh viện Bạch Mai.