Mặc dù đau cổ họng nhưng bệnh nhân vẫn cố nuốt cơm. Sau 1 ngày đau tăng dần và lan dọc xuống sau xương ức, nuốt nghẹn.
Bệnh nhân không sốt nhưng được người thân đưa vào viện khám. Thăm khám lâm sàng không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt.
Tuy nhiên, nội soi dạ dày tá tràng, trong thực quản tại vị trí 32 cm có dị vật mắc kẹt thành thực quản, bên cạnh dị vật có vết loét nông dài và có giả mạc trắng vàng bám.
Gắp dị vật qua nội soi lấy được mảnh xương (mang của cá) có kích thước 5x2 cm.
Các bác sĩ đã khai thác tiền sử từ gia đình thì được biết bình thường khi ăn cơm với cá, con cháu vẫn thường phải nhặt xương cho bệnh nhân trước khi ăn. Tuy nhiên, hôm đó bệnh nhân lại ăn cơm với người giúp việc.
Do không để ý và không được người giúp việc nhặt xương giúp nên bệnh nhân đã bị hóc. Nếu không phát hiện kịp, và xử trí kịp thời thì nguy cơ áp xe thành thực quản, thủng thực quản, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.
Hình ảnh chiếc xương được đưa ra từ thực quản của bệnh nhân
Thạc sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa).
Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ.
Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
Nó thường xảy ra một cách vô ý nhưng cũng có thể là cố ý, ví dụ ở bệnh nhân có các bệnh về tâm thần, thiểu năng trí tuệ, tù nhân hay người buôn lậu thuốc phiện (những người vận chuyển ma túy bằng cách “giấu thuốc” vào đường tiêu hóa) dễ gặp các vấn đề khi nuốt dị vật một cách cố ý.
Trichobezoar là một trường hợp hiếm gặp khi một người thường xuyên nuốt tóc tạo thành một búi tóc trong dạ dày.
Thực tế là bất kì vật gì nhỏ có thể đi qua được vùng hầu họng cũng có thể bị nuốt vào.
Trẻ em thường nuốt các vật như đồng xu, các đồ chơi nhỏ, bút chì, bút và ngòi bút, pin, kim băng, kẹp tóc và kim khâu - hầu hết đều là các vật cản quang trên phim X quang.
Người lớn và trẻ lớn thường nuốt các vật không cản quang như xương cá hay xương gà.
Ở người già, răng giả hay các bộ phận của răng giả có thể bị nuốt vô tình vào thực quản và điều này cũng đã được báo cáo trong y văn. Việc nuốt dị vật khi làm các thủ thuật về răng miệng ít khi xảy ra.
Phần lớn các dị vật sẽ đi qua ruột và ra ngoài cùng với phân (những thứ đến được dạ dày có 80-90% cơ hội được thải ra ngoài), nhưng một số ít dị vật có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa và/hoặc gây tắc ruột.
Bệnh nhân nuốt các dị vật thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác nhau, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng do tắc ruột cao hoặc bít tắc đường thở.
Thạc sĩ Chính cho biết triệu chứng khi hóc dị vật rất khác nhau, phụ thuộc vào nạn nhân là trẻ em hay người lớn.
Ở trẻ em, tai nạn có thể được người khác chứng kiến, hoặc trẻ nói, hoặc được nghi ngờ/phát hiện ra sau khi trẻ bị ốm. Phần lớn các triệu chứng phụ thuộc vào nơi bị tắc nghẽn do dị vật.
Ở trẻ em, khoảng 75% số trẻ sẽ có triệu chứng ở ngang mức cơ thắt thực quản trên; còn ở người lớn thì 70% có triệu chứng ở mức cơ thắt thực quản dưới.
Để phòng tránh việc nuốt phải dị vật, thạc sĩ Chính cho biết điều đó rất khó đối với trẻ nhỏ khi trẻ thường cho mọi thứ vào miệng.
Nhưng với các biện pháp cơ bản của “ngôi nhà an toàn” sẽ rất hữu ích, chẳng hạn như dùng tủ bếp ngoài tầm với và cảnh giác với việc để các đồ vật trong tầm với của trẻ.
>> Mẹo chữa hóc xương cá cực đơn giản mà không phải gặp bác sĩ
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!