Những ngày qua, dù mới vào hè nhưng tại Bệnh viện Mắt Trung ương số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đến khám bắt đầu tăng lên.
Dù bệnh chưa phát triển thành dịch nhưng trước tình trạng bệnh tăng nhiều như hiện nay thì nguy cơ thành dịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chị Nguyễn Thị Hà trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, vài hôm trước, chị có cảm giác có sạn trong mắt bên phải và ngứa ngứa.
Chị lấy tay dụi nhiều vì nghĩ có thể do bụi bay vào. Chị dùng cả nước muối sinh lý rửa nhưng chỉ một ngày sau mắt đỏ và nhiều rỉ mắt.
Chị mua thuốc về nhỏ nhưng không bệnh càng nặng lên. Mất cả tuần mà mắt vẫn đỏ hoe. Chị đi khám bác sĩ cho biết phải lấy giả mạc.
Không chỉ đau mắt đỏ, chị Hà còn thấy có hạch nổi lên sau tai, người mệt mỏi. Đến bệnh viện, bác sĩ cho biết đó là triệu chứng kèm theo của đau mắt đỏ.
Còn trường hợp của anh Vũ Văn Thặng trú tại Lò Đúc, Hà Nội thì khác. Anh Thặng kể anh bị đau mắt đỏ 10 ngày rồi vẫn chưa khỏi.
Nhà có con nhỏ chưa đến 2 tháng tuổi nên suốt thời gian bị đau mắt anh phải di cư ra ngoài ở bằng cách thuê nhà nghỉ.
Đến cơ quan cũng không yên vì thấy anh mọi người đều “xa lánh” vì sợ lây. Có người còn không dám nhìn thẳng vào anh vì sợ con virus đau mắt sẽ lây sang anh.
Việc bị đau mắt đỏ khiến anh cảm thấy khó chịu: “Nhà tôi cách cơ quan chỉ có 2km mà tôi chỉ dám chạy qua lấy vào bộ quần áo mẹ đã chuẩn bị, không dám vào trong phòng của mình vì vợ và con nhỏ đang ở đó.
Mẹ tôi còn bảo chỉ nhìn nhau thôi cũng lây bệnh”. Tự điều trị mãi không khỏi, anh Thặng mới đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, bác sĩ trấn an anh Thặng không nên quá lo lắng vì bệnh khỏi phải mất từ 1 đến 3 tuần.
Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, đau mắt đỏ là bệnh thường gặp vào mùa hè. Hiện trung bình cứ 50 người đến khám mắt thì khoảng 10 người bị đau mắt đỏ.
Bệnh lành tính, người dân thường tự ý chữa trị ở nhà, đến khi không khỏi, nặng mới đến khám. Bệnh do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh đã được biết đến từ lâu.
Virus còn được chia thành mấy chục loại dựa thep type huyết thanh. Phổ biến ở Nhật Bản là chủng huyết thanh HAdV 8 và 54.
Theo BS Cương, thời điểm bệnh dễ lây lan nhất là giai đoạn ủ bệnh. Khi mới nhiễm virus, người bệnh không có triệu chứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác.
Vì thế thường xảy ra tình trạng cả nhà cùng đau mắt đỏ vì lây nhau. Vì thế, trong nhà cứ hết người này bị đau mắt đỏ khỏi lại đến người kia.
Bệnh lây lan nhanh qua các đường như hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt… vì thế trẻ em là nhóm dễ lây bệnh nhất.
Bác sĩ Cương cho biết trẻ em vốn nhạy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn.
Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển.
Bác sĩ Cương cho biết đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính, hiện nay mới chỉ lây ở góc độ trong gia đình nhưng cũng gây tốn kém và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng công việc và học tập.
Tuy nhiên với những thuốc tra nhỏ thông thường đau mắt đỏ sẽ lui giảm nhanh và khỏi trong vòng 2 tuần nếu không có biến chứng.
Quan trọng là chúng ta có ý thức phòng bệnh cho bản thân, cho người thân và cộng đồng. Các biện pháp giúp cho chặn bệnh lây lan thì đã rõ trong khi thuốc điều trị đặc hiệu vẫn chưa có là:
- Rửa tay thường xuyên, vài lần một ngày bằng xà phòng xát trùng loại bánh hay dạng dung dịch đều được.
-Tránh nói chuyện, bắt tay, cầm nắm và dùng chung các đồ vật với người bị bệnh.
- Bệnh nhân nên đeo kính, mang khẩu trang, tránh tiếp xúc với người lành khoảng 5-7 ngày.
>> Bác sĩ choáng vì bệnh nhân nhiễm bệnh kinh hoàng từ thịt chó
>> Sai lầm vô tình khi ăn canh gây ra những hậu quả kinh khủng
--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY