Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?
Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…
Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.
Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.
Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:
Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).
Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.
Bài thuốc làm sạch mủ:
- Gừng tươi 6 g
- Ngó sen 30 g
Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)
sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.
Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.
Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.
Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:
- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.
- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột
- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.
Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.
Theo Lương y Hoàng Duy Tân