Vì sao ăn tỏi mỗi ngày cực tốt cho sức khỏe?
Đặc biệt, tỏi được chứng minh là cải thiện sức khỏe tim mạch vô cùng hữu hiệu, bởi đặc tính làm giảm huyết áp và cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim và nguy cơ suy tim cũng như xơ vữa động mạch .
Loại củ này cũng có thể trị được các bệnh tật thông thường như dị ứng phấn hoa, tiêu chảy khi đi du lịch, cảm lạnh, cúm, bị côn trùng cắn, nhiễm nấm.
Thường xuyên sử dụng tỏi còn có thể làm giảm các triệu chứng đau xương khớp, tiểu đường và phì đại tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, ăn tỏi cũng giúp kích thích hệ thống miễn dịch, làm tăng sức đề kháng để loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Khi kết hợp với gừng và hành, tỏi có thể tạo ra hỗn hợp thuốc hỗ trợ giải độc cực tốt.
Ăn tỏi sống sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn khi nấu chín. Nguyên nhân bởi allicin có trong tỏi ở dạng tự nhiên, nguyên chất nên rất tốt để phòng chống, hỗ trợ chữa bệnh.
Để luôn khỏe mạnh, bạn nên ăn tỏi trước mỗi bữa ăn 15 phút, điều này sẽ giúp allicin dễ dàng hấp thu vào cơ thể hơn.
Tỏi có mùi hắc, nên không phải ai cũng dễ dàng chịu được mùi vị quá mạnh của nó. Tuy nhiên, mùi hương này sẽ bị đánh bay nếu bạn trộn thêm mật ong vào đó.
Tất cả những thứ bạn cần là lấy 2-3 tép tỏi, sau đó trộn với một muỗng mật ong. Bạn nên ăn hỗn hợp này mỗi ngày. Và sau 7 ngày đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ thấy mình khỏe khoắn hơn bình thường.
Chuyên gia nói gì về việc ăn tỏi trộn mật ong?
Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền), muốn biết ăn tỏi với mật ong có tốt cho sức khỏe hay không phải căn cứ vào tính chất của hai loại này cũng như các thành phần cấu thành.
Tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu.
“Nên dùng 5 – 15 g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh”, ông Trung nói.
Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất.
Theo Đông y, mật ong bổ trung tiêu, làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản…
“Như vậy có thể nói, mật ong và tỏi có tác dụng tương tự như nhau. Do đó, về mặt nguyên lý, kết hợp ăn mật ong với tỏi là hoàn toàn vô hại. Chỉ có điều khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn không mà thôi.
Tỏi trộn với mật ong hoàn toàn có tác dụng làm thuốc bổ toàn thân”, vị lương y này cho biết. Chúng ta có thể dùng hỗn hợp này khoảng 15-20g/ ngày, tối đa là 40g, sẽ rất tốt để tăng cường sức khỏe .
Lý do mà chúng ta chỉ nên ăn hỗn hợp tỏi với mật ong lúc đói là bởi vì “ăn lúc đói sẽ hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Nếu ăn vào lúc no thì hỗn hợp sẽ nhào trộn cùng thức ăn, làm loãng hiệu quả tăng cường sức khỏe”.
Lương y cũng nhắc, bạn nên đập dập tỏi trước khi cho vào mật ong sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn là để nguyên tép tỏi.
Chuyên gia khuyến cáo: “Có một số trường hợp không nên dùng tỏi”. Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi và mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
Ngoài ra, ông Trung cũng nói thêm, không chỉ hỗn hợp mật ong với tỏi mới có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa bệnh. Đông y cũng đã khám phá ra nhiều công thức như trộn mật ong với nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, hành tá tràng…