Nhiều bà nội trợ rất ít khi để ý đến việc dùng dụng cụ đựng thức ăn thế nào cho an toàn
Dưới đây là nguy cơ gây hại sức khỏe con người từ những dụng cụ đựng thức ăn trong bếp nhà bạn:
Dụng cụ bằng sứ: Trong men sứ có một hàm lượng chì nhất định, không có lợi cho sức khỏe. Vì thế, không nên đựng thức ăn với thời gian dài bằng đồ sứ. Trước khi sử dụng các dụng cụ bằng sứ bạn nên luộc trong nước sôi 5 phút hoặc ngâm trong giấm ăn khoảng 2-3 phút để chất độc trong dụng cụ hòa tan trong nước sôi hoặc giấm.
Dụng cụ bằng tre, gỗ: Trước khi sử dụng bạn nên lau rửa thật kỹ và phơi, sấy khô các loại dụng cụ bằng trẻ, gỗ có sơn. Bởi vì trong sơn có chứa nhiều chât độ hại đối với cơ thể.
Dụng cụ bằng sắt: Sát có độc tính ít, dễ chùi rửa, nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không được sử dụng dụng cụ đã bị han rỉ, vì rỉ sắt có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm mất cảm giác ngon miệng, gây buồn nôn và nôn.
Dụng cụ bằng sắt tráng men: Bạn nên hạn chế sử dụng vì trong men tráng sắt có rất nhiều chì. Nếu dụng cụ này laị bị bong men thì rất có hại cho sức khỏe. Tốt nhất là dùng dụng cụ bằng inox, vừa bền, đẹp lại ít độc tính.
Dụng cụ bằng nhôm: Bạn nên hạn chế dùng nồi nhôm để nấu thức ăn mặn vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người, nhất là loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý không hết tạp chất, khâu thụ động hóa bề mặt “trơ” với môi trường không đảm bảo. Các nhà chuyên môn còn cho biết, bản thân nhôm dễ bị tác động của môi trường từ các chất ăn mòn. Trong môi trường axits, muối, chua… bề mặt sản phẩm nhôm sẽ bị rỗ, phóng thích ion nhôm vào cơ thể làm cho người sử dụng bị giảm trí nhớ.
Dụng cụ bằng đồng: Nếu lượng đồng trong máu quá lớn sẽ dễ mắc chứng tăng huyết áp, ảnh hưởng đến gan,
Dụng cụ bằng inox: Nếu đựng thức ăn có chất chua hoặc kiềm lâu dài trong dụng cụ bằng inox, các nguyên tố kim loại trong dụng cụ sẽ bị hòa tan trong thức ăn. Không được dùng nôi inox để đun thuốc bắc vì ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng hữu cơ giữa inox và thuốc, tạo ra chất hóa học độc hại, Cũng không được dùng chất tẩy rửa,có chất kiểm và chất oxy hóa mạnh để rửa dụng cụ bằng inox. Khi thấy dụng cụ bằng inox biến dạng hoặc bề mặt bị hư hỏng thì không nên dùng nữa.
Dụng cụ bằng nhựa: Nếu bề mặt có các hình vẽ đẹp mắt, có khả năng trong đó có chứa các nguyên tố kim loại như chì, cadima. Tuy bề ngoài những đồ nhựa có tráng một lớp màng bảo vệ nhưng khi màng này bị rách, chất độc hại sẽ thoát ra bên ngoài và ngấm vào thức ăn.
Ảnh minh họa.
Cách chọn lựa dụng cụ đựng thức ăn
Đồ nhựa: Sản phẩm nhựạ chất lượng có thể nhận biết bằng cảm quan như sản phẩm phải có độ trong, độ bong cao, màu sắc sáng tươi. Bề mặt sản phẩm không bị nhám, không trầy xước, không cong vênh, không có vết lõm, không bị co rút về kích thước. Đối với chén, bát, muỗng bằng nhựa nên chọn sản phẩm làm bằng nhựa melamine. Ly, đĩa, hộp đựng thực phẩm chịu lạnh nên chọn sản phẩm nhựa PS, PSHI. Rổ, thau, xô nên chọn sản phẩm nhực PEHD.Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê nên chọn sản phẩm nhựa POM. Bình sữa trẻ em nên chọn sản phẩm nhựa PC, PMMA.
Đồ inox: Đối với đồ inox, khi mua nồi niêu, xoong chảo nên chọn loại inox không hút nam châm. Sản phẩm inox có chất lượng thì màu sắc phải sáng, có ảnh mờ hơi ngả vàng. Bề mặt sản phẩm phải phẳng, bóng láng. Ngoài ra, bạn nên mua hàng có tem, nhãn của nhà sản xuất, có phiếu bảo hành sản phẩm. Inox dùng cho nấu ăn nên chọn loại có ký hiệu 304, inox dùng cho các sản phẩm không cần đun nấu chọn loại 430.
Đồ nhôm: Đối với sản phẩm nhôm an toàn, trên bề mặt được xử lỹ kỹ thuật có phủ thêm lớp thụ động hóa trơ với môi trường. Bạn có thể nhận biết đồ nhôm tái chế theo cảm quan bên ngoài thì nồi nhôm tái chế có lẫn nhiều tạp chất nên bề mặt thường có nhiều vết màu xám đen, không bóng, có vệt đen.