1. Chỉ có 6 loại trà
Trà đều được làm từ 1 loại thực vật được gọi là cây trà Camellia sinensis. Tất cả các loại khác như trà thảo dược, trà trái cây là trà pha trộn.
Các loại trà khác nhau sau khi pha trà sẽ ra màu nước khác nhau.
Các loại trà bao gồm: Trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà Ô long, trà đen, trà phổ nhĩ. Đây là tên chỉ quá trình đặc trưng làm ra trà.
2. Không nên đổ nước sôi vào ấm trà
Bạn đừng bao giờ rót nước sôi vào trà, điều này làm cháy lá trà (với trà nguyên chất). Tuy nhiên, với các loại trà pha trộn, dùng nước sôi khi pha trà là tốt vì việc này giúp giữ được tất cả các hương vị.
Nhiệt độ nước tốt nhất để pha trà:
Trà trắng: 65–75°C
Trà xanh: 75–85°C
Trà đen: 85–95°C
Trà pha: 100°C
Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể xác định nhiệt độ bằng mắt hoặc thử bằng tay.
Với trà trắng, khi nhìn thấy làn khói hơi nước đầu tiên thoát khỏi ấm, ấm bắt đầu rung, bạn đã có thể dùng nước này vì nó ở khoảng 65-75 độ C. Với trà đen, khi ấm nước bắt đầu rung và nổi bọt, bạn có thể tắt đi để dùng.
3. Bạn nên dùng nước mới đun
Nếu vùng bạn sống dùng nước cứng, sẽ có cặn đọng lại ở đầu ấm trà của bạn. Nếu bạn có bộ lọc nước thì nên lọc nước dùng trà. Nếu không, bạn có thể dùng nước mới đun “bên trên”.
Khi pha trà, tốt nhất nên dùng nước mới đun sôi. Hình minh họa.
Mỗi khi đun lại nước, bạn đang ngưng tụ các chất khoáng tự nhiên có trong nước. Khi nguội, chúng sẽ nổi lên bề mặt.
Nên nếu bạn chỉ dùng một lượng nước nhất định trong ấm đun để pha trà, mỗi lần bạn dùng nước vừa nấu, bạn sẽ loại bỏ được cặn đọng trong ấm trà.
4. Đừng bỏ quá nhiều trà vào ấm
Bạn nên ước tính khoảng 1 muỗng cà phê trà cho mỗi ly nước trà được pha ra. Thêm quá nhiều trà vào ấm sẽ khiến trà quá gắt (đặc), mất đi hương vị tự nhiên độc đáo của trà và cũng lãng phí trà.
Một bộ đồ trà tiêu chuẩn có 6 ly, nên dùng 5 muỗng cà phê lá trà. Với lá trà lớn hơn như cây kim bạc, bạn có thể dùng 6 muỗng
Với trà túi lọc, bạn có thể sử dụng 2-3 lần thay vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ đi.
5. Không nên làm nóng ấm trà
Bạn chỉ nên làm nóng ấm trà bằng nước sôi nếu chiếc ấm này được làm từ đá. Đó là cách để giữ nhiệt độ bình thường. Nếu không, nó sẽ nhanh chóng làm lạnh trà.
Nhưng với ấm trà sứ hay thủy tinh, việc tráng ấm trà bằng nước sôi là điều không cần thiết.
6. Cách cho sữa vào trà
Nếu bạn pha trà bằng ấm, nên thêm sữa vào cốc trước, để khi rót trà vào sau đó nó sẽ làm nóng sữa tới nhiệt độ tương tự như trà, làm phân hủy các protein trong sữa và khiến trà không bị cặn.
Các loại trà trái cây hay trà thảo dược đều là trà được pha trộn với các thực phẩm khác. Hình minh họa.
Nếu cho sữa vào sau, trà sẽ bị nguội đi.
Nếu bạn dùng trà túi lọc, nên thêm sữa vào sau. Bỏ túi trà vào nước sôi trong 3 phút, lấy túi trà đi rồi thêm sữa vào.
Nếu bạn bỏ trà lên lên túi lọc sẽ làm nước bị nguội đi. Chất béo trong sữa bên trên có thể khiến lá trà không thể tan ra được.
7. Đừng gạt túi trà sang một bên cốc
Đừng đè túi trà vào một bên cốc, nó sẽ ép ra tất cả các astringent tannin tự nhiên có trong đó khiến trà có vị đắng chát.
Nếu bạn để túi lọc quá lâu trong trà, vị trà có thể hơi quá đắng vì chất tannin tự nhiên cũng như polyethanols trong đó.
Bạn có thể đã quen với vị trà thật đắng, và cho rằng đó là vị trà tự nhiên. Nhưng trà không nên quá đắng hoặc quá gắt.
8. Trà xanh không phải là không có caffein
Tất cả trà đều được làm từ một loại cây, đó là cây trà. Chúng đều có chứa một lượng caffeine trong thành phần.
Các chất chống oxy hóa trong trà phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, chất lượng của trà. Lượng caffeine trong trà thì tương tự nhau.
Dù là loại trà nào thì cũng đều có chứa một lượng caffeine trong thành phần. Hình minh họa.
Với trọng lượng tương đồng, trà chứa nhiều caffeine hơn cà phê, nhưng bạn dùng nhiều cà phê để pha hơn trà, nên một cốc trà có thể chứa ít caffeine hơn.
Mỗi cốc trà đen chứa 40–70mg, mỗi cốc cà phê chứa 100–200mg caffeine.
Trà xanh cũng chứa caffeine. Nên nếu bạn muốn uống trà trước khi ngủ, nên chọn loại trà pha như trà vanni, trà hoa cúc hay trà mật.