1. Nhãn
Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
2. Dưa hấu
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
3. Xoài
Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
4. Đào
Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
Nhiều người bán còn thường lấy quả đào cắt nhỏ ngâm với phèn chua cho giòn rồi ngâm thành nước uống. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, tiêu thụ lâu dài có thể gây mất trí nhớ, độ đàn hồi da giảm dễ xuất hiện nếp nhăn.
5. Lê
Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
6. Chuối
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Video xem thêm: Mẹo bảo quản trái cây không cần hóa chất
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA