Vì một cuộc sống khỏe mạnh, hãy tăng cường những thực phẩm sau đây trong bữa ăn để hỗ trợ cho tác dụng đối phó lại với những loại ô nhiễm này.
Rong biển chống nhiễm độc do bức xạ
Rong biển có thể làm giảm nhẹ tổn hại do các tia bức xạ đối với chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp các tế bào miễn dịch ít bị phá hủy.
Rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Ảnh minh họa
Tiểu mạch phòng tránh thiếu hụt vitamin B do ô nhiễm tiếng ồn gây ra
Tiểu mạch (hay còn gọi là mầm lúa mạch) là một loại rau mầm giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng đã được thế giới công nhận và rất phổ biến hiện nay. Thức uống từ tiểu mạch rất giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng các vitamin (A, C, E), protein và các khoáng chất có lợi cho cơ thể vô cùng phong phú!
Trong môi trường ồn ào, vitamin nhóm B trong cơ thể sẽ bị tiêu hao rất lớn. Vì vậy, khẩu phần ăn bạn nên bổ sung thức ăn giàu vitamin nhóm B như tiểu mạch, yến mạch, ngô v.v… để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin B này.
Ngoài ra, tiểu mạch có những công dụng chính như giải độc, trung hòa tính axit của cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cho máu tuần hòan tốt, làm vết thương mau lành, trung hòa tính axit của máu, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, bảo vệ đường ruột và tim mạch, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tuần hoàn máu, giảm cholesterol, cải thiện bệnh tâm huyết quản, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng của não, chống lão hóa, giúp làm lành các vết loét và nhiễm trùng hệ hô hấp...
Ảnh minh họa
Huyết động vật chống nhiễm độc đường ruột do bụi bẩn, hạt kim loại
Protein trong huyết tương của heo, gà, vịt... sau khi phân giải thông qua dịch vị và enzymes tiêu hóa trong dạ dày có thể sinh ra chất giải độc cho đường ruột, đồng thời sinh ra phản ứng với các hạt bụi bẩn, hạt kim loại có hại đi vào trong cơ thể, biến chúng trở thành những thứ mà cơ thể khó hấp thu, sau đó bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa .
Mặc dù có tác dụng tránh nhiễm độc cho đường ruột nhưng đây lại không phải là món ăn được khuyến khích ăn nhiều vì nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn trong chừng mực cho phép.
Ảnh minh họa
Sữa bò chống nhiễm chì
Sáng tối mỗi ngày uống sữa bò có thể đạt đến mục đích kháng chì. Do thành phần protein trong sữa bò kết hợp với chì trong cơ thể tạo thành hợp chất dễ phân giải, ngăn cản sự hấp thu chì của cơ thể và thúc đẩy bài tiết nguyên tố chì ra bên ngoài.
Hơn nữa, trong sữa có chứa lượng canxi, phốt pho phong phú. Canxi, phốt-pho có thể giảm thấp “gánh nặng” chì trong cơ thể. Trong thực phẩm thường ngày của chúng ta thường không thiếu phot-pho nhưng canxi thì thường không đủ. Bổ sung thêm lượng canxi cho cơ thể có thể làm cho sự hấp thụ chì ít đi.
Ảnh minh họa
Mộc nhĩ đen chống nhiễm cadmi
Bạn có thể có thể bị nhiễm cadimi từ những dụng cụ đựng được mạ bằng cadimi, kim loại này thôi ra thức ăn khi tiếp xúc với acid nhẹ (dấm, nước trái cây ). Nhiễm độc cadmi mãn tính sẽ gây ra tổn hại cho thận hoặc dẫn đến các bệnh về xương khớp. Ngộ độc mạn tính do hít thở phải hơi cadimi: gây khô họng, ho, chứng mất khứu giác, suy nhược cơ thể, và đôi khi thiếu máu, giãn phế nang, và những dấu hiệu tổn thương tan tế bào gan.
Để giảm nguy cơ nhiễm độc cadmi, bạn có thể ăn mộc nhĩ đen. Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có thể hấp thu Cadmi và thải chúng ra ngoài. Nhờ đó, ăn mộc nhĩ đen có thể tránh nhiễm chất độc này.