Căn bệnh ung thư luôn không báo trước ngày nó xuất hiện và tàn phá cơ thể con người, nhưng thực tế, con người có thể chủ động phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư nếu có 1 thói quen sống lành mạnh.
Dưới đây là những lời khuyên để bạn có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt nhằm phòng tránh bệnh ung thư một cách tốt nhất.
Những lời khuyên này được đúc rút ra sau nhiều năm nghiên cứu của nhà khoa học Anne McTiernan - chuyên gia về bệnh ung thư tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại Mỹ.
1. Những điều không nên làm để phòng tránh ung thư:
- Không uống nhiều thức uống có cồn: Lạm dụng thức uống có cồn gây ra nguy cơ ung thư miệng cao gấp 6 lần so với bình thường. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng chúng, hãy giới hạn trong phạm vi 2 ly rượu với đàn ông và 1 ly rượu với phụ nữ.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư họng, ung thư thực quản và ung thư dạ dày... Chính vì thế, bạn không nên hút thuốc và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào khác từ thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc và sử dụng các chất gây ung thư: Hiện nay, con người phải tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất gây ung thư có trong thực phẩm, nguồn nước, không khí...
Vậy hãy bảo vệ mình bằng cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, đeo khẩu trang khi ra ngoài để lọc bỏ khói bụi độc hại qua đường thở và duy trì nguồn không khí không ô nhiễm trong gia đình.
- Tránh sử dụng liệu pháp thay thế hormone thời kỳ mãn kinh:
Sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời kỳ mãn kinh là có nghĩa là thay thế hormone mà cơ thể không còn tự sản xuất được sau khi mãn kinh để giảm bớt những cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác.
Tuy nhiên, một số các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung với việc sử dụng hoócmôn. Nếu cần phải dùng thì hãy hạn chế liều sử dụng dưới 5 năm.
2. Những điều nên làm:
Chỉ tránh xa những thói quen có hại thôi chưa đủ, bạn còn cần duy trì những thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe và giúp loại bỏ những nguy cơ ung thư.
- Chăm tập thể dục: Tập thể dục là phương pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất mà con người có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe, phòng tránh nguy cơ ung thư.
Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư vú, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại mọi loại bệnh tật.
- Duy trì chế độ ăn hợp lý: Ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng hay giảm thiểu nguy cơ ung thư. Một chế độ ăn uống hợp lý, thiên về thực vật sẽ gúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Trong khi ăn, hãy nhớ tránh xa các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói vì những loại đồ ăn này chứa rất nhiều chất gây bệnh ung thư.
Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc ăn đường vì loại thực phẩm này không những gây tăng cân, béo phì - một yếu tố dẫn đến ung thư mà còn là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng tế bào ung thư.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức BMI = 25 hoặc thấp hơn nữa thì bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc 1 số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, các bệnh túi mật, thận, thực quản, tuyến giáp...
- Tránh xa tác động của ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời ở những thời điểm nhất định rất có lợi cho sức khỏe, ví dụ chúng cung cấp vitamin D mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được. Điều này chắc ai cũng hiểu.
Tuy nhiên, ngoài những thời điểm mà bạn có thể phơi nắng, hãy bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời vì những tia cực tím sẽ làm tổn thương ADN của các tế bào da, gây đột biến gene và dẫn đến nguy cơ ung thư da.
- Tầm soát ung thư định kỳ: Việc tầm soát ung thư theo định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm một số bệnh ung thư như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, cổ tử cung và da.
Việc khám định kỳ bao lâu 1 lần và phải làm những xét nghiệm gì, bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bạn.