Nếu người thân trong gia đình không may gặp phải vấn đề về sức khỏe một cách bất ngờ như lên cơn đau tim hoặc đột ngột ngất đi. Lúc đó, chỉ có một mình bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tất nhiên, điều bất kỳ ai cũng nghĩ đến là gọi cấp cứu 115 ngay lập tức, nhưng trong khi đợi xe cấp cứu đến, bạn phải làm gì tiếp theo?
Trong y học, các bác sĩ gọi những giây phút đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp là "Golden Hour" - “Thời khắc vàng”, bởi vì những gì bạn làm lúc đó có thể quyết định tình trạng bệnh, thậm chí tính mạng của một con người.
Điều đó nghe có vẻ đáng sợ. Nhưng đó là chia sẻ của những bác sĩ cấp cứu.
Có nhiều bệnh nhân may mắn được cứu sống trong gang tấc nhờ sự hiểu biết của người thân trong việc sơ cứu và cấp cứu kịp thời, chuẩn xác trước khi được đưa tới bệnh viện.
Vì thế, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể áp dụng trong những trường hợp nguy cấp.
Hô hấp nhân tạo
Một trong 2 kỹ năng quan trọng nhất đế cứu người là hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt.
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 400.000 người rơi vào tình trạng ngưng tim (bệnh nhân bất tỉnh và tim ngừng đập), 88 % xảy ra ở nhà, trong đó có 16.000 trường hợp là trẻ em.
Hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cứu thương đến có thể tăng gấp 3 cơ hội sống của người bệnh.
Vì thế, bạn nên tham gia vào các lớp tập huấn của Hội chữ thập đỏ địa phương để có thể nắm bắt được các kỹ thuật cũng như quy trình thực hiện một cách chuẩn xác nhất, áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Cầm máu
Khi có người bị thương nghiêm trọng, chảy nhiều máu, chúng ta nghĩ đến phương pháp cầm máu Ga-rô.
Đây là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi.
Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Nếu bạn không phải là một bác sỹ hay chuyên viên y tế nắm rõ về cách thực hiện ga-rô như trên, tốt hơn hết bạn cần áp dụng một cách đơn giản hơn.
Bước 1: Dùng lực nâng cao vùng bị thương cao tim nếu có thể.
Bước 2: Sử dụng gạc vô trùng băng vết chảy máu. Nếu không có sẵn gạc có thể sử dụng khăn hoặc một mảnh áo sạch bất kỳ để cầm máu.
Không tự ý di chuyển người bị thương
Tuyệt đối không tự ý di chuyển người bị thương trừ khi người đó đang ở một nơi thực sự nguy hiểm như ở giữa đường cao tốc hoặc có nguy cơ cháy nổ, chết đuối.
Bởi đôi khi, việc di chuyển người bị nạn vô tình khiến người bệnh bị tổn thương nặng hơn ví dụ như trường hợp bệnh nhân tai biến mạch máu não. Nếu bị di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra, khiến bệnh càng nặng.
Cấp cứu người bị hóc dị vật
Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thủ thuật Heimlich trong trường hợp sơ cứu hóc dị vật khi nó lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở.
Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.
Tuy nhiên, Hội Chữ thập đỏ lại khuyên rằng nên dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng nạn nhân tầm 5 phút để kích thích hô hấp trước khi sử dụng thủ thuật trên.
Bạn có thể tham khảo cách xử lý khi thấy người khác bị hóc dị vật tại đây. Khi dị vật bị tống ra ngoài, bạn nên hô hấp cho bệnh nhân như ở điều 1.
Luôn chuẩn bị sẵn Aspirin
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, khi cơn đau tim tấn công, các tế bào máu và tiểu cầu đổ dồn về các vị trí bị tổn thương, có khả năng gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
Aspirin có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong vòng 5 phút sau khi uống. Nếu khi thấy người thân bị lên cơn đau tim, hãy nghĩ ngay đến việc cho họ uống 1 viên Aspirin hơn là gọi cấp cứu.
* Theo Huffington Post