3 dấu hiệu sớm nhất của ung thư vòm họng ai cũng cần phải biết

T.T (T.H) |

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm). Bệnh có tốc độ phát triển nhanh và rất nguy hiểm.

Ung thư vòm họng do virus EBV gây ra. Theo các chuyên gia sức khỏe thì virus EBV có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây tác động nào.

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện nhưng lại có diễn biến rất nhanh khiến cho người bệnh không kịp trở tay.

Chính vì vậy, bạn cần nắm vững những kiến thức sau về căn bệnh này nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, tạo điều kiện tốt cho quá trình điều trị và thêm cơ hội sống cho mình.

1. Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng:

Theo GS. TS Mai Trọng Khoa, PGĐ bệnh viện Bạch Mai, GĐ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn đầu của ung thư vòm họng, các dấu hiệu của bệnh rất mơ hồ, khi các triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

GS Mai Trọng Khoa cho biết, nếu chịu khó để ý, người bệnh có thể nhận thấy dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng này qua từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn sớm: Người bệnh thường có những biểu hiện như:

+ Nhức đầu lan tỏa, âm ỉ, thường ở 1 bên.

+ Ù tai đa số 1 bên, ù như tiếng ve kêu.

+ Ngạt mũi 1 bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi.

Khu vực vòm hầu nơi xảy ra ung thư vòm họng.
Khu vực vòm hầu nơi xảy ra ung thư vòm họng.

- Giai đoạn muộn: Lúc này khối u phát triển tăng dần về kích thước, xấm lấn ra xung quanh nên bệnh nhân có những biểu hiện sau:

- Nhức đầu liên tục có lúc dữ dội, có điểm đau khu trú.

- Ù tai tăng, nghe kém, giảm thính lực, có thể điếc.

- Ngạt mũi liên tục kèm chảy máu mũi, không đáp ứng với điều trị thông thường.

2. Cách phòng tránh ung thư vòm họng:

Ung thư vòm họng là bệnh chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nên chưa đưa ra được giải pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra một số lời khuyên để phòng tránh được nguy cơ mắc ung thư vòm họng như sau:

- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đã hút thì nên bỏ.

- Hạn chế uống rượu, bia và các chất có cồn.

- Hạn chế ăn thịt, cá muối, các thức ăn lên men như dưa muối, củ muối, nước mắm là những thức ăn chứa nhiều chất Nitrosamin có liên quan đến một số loại ung thư của đường tiêu hóa và ung thư vòm họng.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau, hoa quả tươi.

GS. TS Mai Trọng Khoa
PGĐ bệnh viện Bạch Mai
Cần thăm khám nội soi tai mũi họng khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch cổ 1 bên tăng dần để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt, ở những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư cần khám sức khỏe định kỳ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại