10 điều cực quan trọng người bị tiểu đường không thể không biết

Thái Phong (T.H) |

Có những điều rất cơ bản mà người bệnh tiểu đường nào cũng phải biết để có thể chủ động kiểm soát bệnh của mình đồng thời nhanh chóng vượt qua nó.

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng về tim, thận, thần kinh, gây mù lòa và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Cách điều trị cho người bệnh tiểu đường phải tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, có những điều rất cơ bản mà người bệnh tiểu đường nào cũng phải biết để có thể chủ động kiểm soát bệnh của mình đồng thời nhanh chóng vượt qua nó.

1. Thường xuyên kiểm tra mức đường trong máu:

Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì điều tối thiểu bạn cần làm là có một dụng cụ đo mức đường huyết trong máu.

Nếu bệnh tình của bạn ở mức độ nặng, cần thiết kiểm tra 4 lần/ngày vào những thời điểm cụ thể bác sĩ đã hướng dẫn bạn.

Nếu bạn mới chỉ bị tiểu đường mức độ nhẹ và bạn cảm thấy có thể kiểm soát được mức đường trong máu của mình thì không cần thiết phải thử đường 4 lần/ngày nhưng kiểm tra hàng ngày là điều nên làm.

2. Giảm cân:

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có số cân nặng hơn mức trung bình. Điều đó làm cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể hấp thụ đường được khiến cho lượng đường trong máu ngày càng cao hơn.

Các bác sĩ đã xác nhận rằng nếu bệnh nhân giảm được từ 2 - 5kg thì bệnh tiểu đường của họ có thể biến mất.

3. Chia nhỏ các bữa ăn và tăng số lượng bữa ăn trong ngày:

Thực phẩm trong bữa ăn đều chứa đường glucose. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng quá cao. Nếu bạn ăn ít đi, lượng đường trong máu ít thay đổi và giữ mức ổn định.

Vì thế bạn nên ăn ít đi trong một bữa ăn và ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày để bù vào phần năng lượng bị thiếu hụt.

Kiểm tra đường huyết là việc làm rất quan trọng bạn cần tiến hành hàng ngày (Ảnh minh họa)

Kiểm tra đường huyết là việc làm rất quan trọng bạn cần tiến hành hàng ngày (Ảnh minh họa)

4, Kiêng đường

- Nếu bệnh của bạn đang ở mức nhẹ và bạn không quá thừa cân, có thể ăn một số loại đường như aspatema, saccharin (không cung cấp calories), fructose, sorbitol (cung cấp calories). Tuy nhiên nếu hạn chế ở mức tối đa là tốt nhất.

- Nếu bệnh tương đối nặng, nên dùng loại không có calories như saccharin và aspateme.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ nhãn hiệu của đường trước khi sử dụng để biết được loại nào thích hợp cho tình trạng bệnh của mình.

5. Kiêng rượu:

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng chất cồn ít ỏi như 2 lon bia, 2 ly rượu chát, 2 cốc rượu mạnh mỗi tuần.

6. Chú ý đến hàm răng của bạn:

Người bị tiểu đường thường dễ bị sâu răng và các bệnh về lợi hơn bình thường. Vì thế họ đặc biệt phải chăm sóc răng kỹ càng hơn. Ngoài việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, còn cần phải dùng các phương pháp chống chất tartar và plaque.

Hãy đến gặp nha sĩ thường xuyên để được hướng dẫn cụ thể.

7. Đặc biệt chú ý đến đôi chân của bạn:

Chân sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi bạn bị mắc tiểu đường. Vết thương rất khó lành, có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác, vì vậy bạn cần phải chú ý đến đôi chân của mình.

Cách chăm sóc chân tốt nhất mà các bác sĩ khuyên bạn là:

- Giảm cân để giảm trọng lượng cơ thể đè nặng lên đôi chân của bạn.

- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để chắc chắn rằng chân không bị tổn thương.

- Giữ vệ sinh đôi chân để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

- Cẩn thận trước bất cứ nguy cơ nào có thể gây tổn thương chân dù chỉ là cắt móng chân hay ngâm chân quá lâu trong nước.

- Giữ ấm chân khi trời lạnh.

- Bảo vệ chân với giày và tất.

8. Tập thể dục:

Tập thể dục cực kỳ quan trọng giống như tiếp thêm insulin cho người bệnh tiểu đường bởi nó sẽ giúp điều hòa tim mạch, tăng hiệu quả tiêu thụ đường của chất insulin có sẵn trong máu, nhờ thế dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

Những loại thể dục mà người bệnh tiểu đường nên tập là loại cần hoạt động chân tay nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội.

Không nên tập tạ, hít đất, hít xà ngang vì những môn này làm tăng mức đường trong máu và làm tăng huyết áp.

Theo lời khuyên của bác sĩ thì bộ môn thể dục tốt nhất với người bệnh tiểu đường là đi bộ.

9. Sống lạc quan, tâm trạng ổn định:

Sự không ổn định về tâm trạng sẽ ảnh hưởng đến mức đường trong máu, lúc tăng vọt, lúc xuống cực thấp. Điều đó rất nguy hiểm. Vì vậy hãy cố giữ tâm trạng ổn định, luôn bình thản và đặc biệt phải lạc quan để cơ thể có điểm tựa chống chọi lại bệnh tật.

10. Cẩn thận khi dùng thuốc:

Một số loại thuốc sẽ làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu vì vậy bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

Trước khi uống thuốc, nhớ đọc kỹ nhãn hiệu, thường các thuốc đều có hàng chữ cảnh cáo nếu gây nguy hại cho người có bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, hen...

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email [email protected].

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại