4-methyllimidazol
4-Methylimidazole hoặc 4-Mel là một chất được tìm thấy trong nhiều loại đồ uống có ga và có đường. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) đã xếp 4-Mel là chất gây ung thư tiềm ẩn.
Acrylamid
Acrylamid cũng được IARC xếp loại là một trong những chất gây ung thư tiềm tàng. Điều này được dựa trên dữ liệu liên hệ chất này với tăng nguy cơ ung thư trên động vật thí nghiệm.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên quan giữa hấp thu acrylamid trong chế độ ăn và tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Acrylamid là chất được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Nó cũng thường được sử dụng để làm giấy, thuốc nhuộm và nhựa, cũng như trong khi xử lý đồ uống và nước thải.
Thật không may acrylamid cũng có trong một số loại thực phẩm như khoai tây chiên, ngũ cốc ăn sáng, là kết quả của việc đun nấu ở nhiệt độ cao.
Bisphenol A
Bisphenol A hoặc BPA là một trong những chất hóa học phổ biến nhất mà con người tiếp xúc thường xuyên. Nó được sử dụng trong sản xuất nhựa cũng như nhựa epoxy có trong hàng loạt các sản phẩm tiêu dùng phổ biến.
Mối lo lắng chính là BPA hiện diện cả trong vỏ hộp đựng thực phẩm bằng kim loại và các đồ chứa thực phẩm bằng nhựa bao gồm các bình sữa trẻ em và dụng cụ ăn uống.
Vì BPA là một hợp chất không ổn định, nó có thể tan trong thực phẩm, làm tăng nguy cơ tiếp xúc.
BPA được coi là một chất phá vỡ nội tiết và có liên quan tới sự phát triển ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, cũng như các vấn đề sức khỏe khác như vô sinh và rối loạn chuyển hóa.
Butylated hydroxyanisol
Butylated hydroxyanisol là một chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm chế biến gồm khoai tây chiên và thịt bảo quản sẵn.
Nó được bổ sung để ngăn ngừa dầu trong thực phẩm khỏi bị oxy hóa và ôi thiu.
Mặc dù Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ xếp loại phụ gia này vào nhóm GRAS (thường được coi là an toàn), nhiều tổ chức y tế khác còn nghi ngại về độ an toàn của chất này.
Dựa trên các nghiên cứu trên động vật, Chương trình độc học quốc gia Mỹ xếp BHA là chất “dự đoán gây ung thư ở người”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn tiếp xúc với BHA gây ra các khối u lành tính và ác tính ở phần trước dạ dày của chuột cống, chuột nhắt và chuột lang.
Chất nhuộm màu thực phẩm
Trong năm 2008, Anh đã cấm sử dụng các chất nhuộm màu thực phẩm theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu ĐH Southampton.
Bất chấp các nỗ lực tương tự của Mỹ, các chất nhuộm màu thực phẩm được tổng hợp từ dầu mỏ vẫn được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm.
Năm 1990, Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc công nhận Red dye No3 là một chất gây ung thư tuyến giáp trên động vật.
Họ đã cấm sử dụng trong mỹ phẩm và các thuốc bôi ngoài da nhưng thuốc nhuộm này vẫn được phê chuẩn để sử dụng trong các thực phẩm và thuốc tiêu hóa.
Nitrat và nitrit
Nitrat và nitrit được cho vào các sản phẩm thịt chế biến sẵn để giữ màu và chống hỏng. Trong quá trình chế biến những loại thịt này, nitrit natri kết hợp với các amin, thường có trong thịt.
Điều này hình thành N-Nitroso, một hợp chất gây ung thư. Mối lo lắng khác về ảnh hưởng sức khỏe của thịt chế biến sẵn gồm các chất hình thành do kết quả của việc hun khói, đun nấu ở nhiệt độ cao.
Axít Perfluorooctanoic
Axít Perfluorooctanoic (PFOA) là một hóa chất được sử dụng trong chế biến để tạo ra Teflon.
Nó cũng có thể được sử dụng trong túi bắp rang bơ lò vi sóng và các vỏ bao bì khác như hộp bánh pizza, vỏ đồ uống và giấy gói kẹo.
Hóa chất này có liên quan tới tăng nguy cơ bị các khối u gan, tinh hoàn, tuyến vú và tuyến tụy ở động vật. PFOA cũng có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thận và tinh hoàn ở người.
Hóa chất này tiềm ẩn nguy hại với sức khỏe vì nó có thể ở lại trong cơ thể người và môi trường một thời gian dài.
Thuốc trừ sâu
IARC và Chương trình độc học quốc gia Mỹ đều đồng ý rằng thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm lymphoma không Hodgkin, bạch cầu lympho mạn tính và ung thư tuyến tiền liệt.
Các nghiên cứu về thuốc trừ sâu và trẻ em cũng chỉ ra sự gia tăng nguy cơ bệnh bạch cầu và lymphoma.
Phthalat
Các phthalat có mặt ở nhiều nơi từ đồ trang điểm tới áo mưa, đặc biệt là đồ chứa thực phẩm và đồ uống bằng nhựa. Các hóa chất này được thấy là kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.
Tuy nhiên, cũng may là phthalat có thể dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Một nghiên cứu năm 2011 phát hiện thấy rằng thời gian 3 ngày hạn chế ăn thực phẩm đóng gói làm giảm ½ lượng phthalat trong nước tiểu.
Bằng việc tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chứa thực phẩm bằng nhựa, bạn có thể giảm tiếp xúc với chất này.
Polychlorinated biphenyl
Các polychlorinated biphenyl (PCBs) là nhóm các chất hóa học gây ung thư bị cấm ở Mỹ năm 1976. Chúng nằm trong số 12 chất độc hại được Công ước Liên hợp quốc về các chất gây ô nhiễm hữu cơ tồn dư loại bỏ dần.
Các nhà khoa học tin rằng cá hồi nuôi bị ô nhiễm cao như vậy là do kết quả của bột cá nuôi chúng.
Thức ăn của chúng chứa một lượng lớn dầu cá và chất béo, cung cấp môi trường hoàn hảo cho PCBs tập trung. Để giảm tiếp xúc với chất này và các chất khác, hãy tránh loại cá hồi được nuôi này.