Viên Minh Viên – tinh hoa kiến trúc Trung Quốc
Vườn cổ từ lâu đã là một mảnh ghép đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Nó là sự kết hợp của yếu tố nhân tạo và tự nhiên, dựa trên những quan điểm truyền thống về phong thủy của người Trung Quốc.
Nhắc đến vườn cổ, không thể không nhắc tới Viên Minh Viên - tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách thành Bắc Kinh 8 km về phía tây bắc. Đây được coi là một trong những công trình xa hoa bậc nhất của kiến trúc vườn cổ dưới thời Thanh, hội tụ tất cả mọi tinh hoa từ các địa phương trên cả nước.
Ảnh phục dựng một góc của Viên Minh Viên trước khi bị phá hủy (Ảnh: China Highlight)
Viên Minh Viên được xây dựng và không ngừng tu bổ trong thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Không chỉ là cảnh đẹp và nghệ thuật kiến trúc, Viên Minh Viên còn là nơi lưu giữ kho tàng sách và hàng loạt bảo vật, đồ cổ quý giá.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh Nha phiến lần hai (1960), liên quân Anh – Pháp đã cướp bóc và phá hủy hầu như toàn bộ Viên Minh Viên. Ngày nay, công trình này chỉ còn là một di tích.
Sống một đời bên cạnh bảo vật
Từ sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, chính phủ Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm những mảnh ghép của Viên Minh Viên ở nước ngoài, với mong muốn khôi phục lại một phần nào vẻ đẹp đã mất.
Điều các chuyên gia không ngờ tới, đó là, họ mải mê tìm kiếm ở nước ngoài, mà quên mất ở trong nước cũng có rải rác những mảnh ghép của Viên Minh Viên, bằng một cách nào đó đã theo con người tuồn ra ngoài, mà đến chính chủ nhân của chúng cũng không biết mình đang nắm giữ báu vật.
Cụ bà và "hòn đá" bảo vật (Ảnh: QQ)
Tại Bắc Kinh, có một cụ bà 80 tuổi sống trong một khu nhà tứ hợp viện - kiến trúc nhà tổ hợp phổ biến ở vùng Hoa Bắc Trung Quốc, với bố cục vườn bao quanh nhà. Theo đó, trong sân nhà cụ bà này có đặt hai tảng đá.
Cụ đã sống ở đó cả một đời, từ năm 1957, nhưng cũng không hề biết hai "hòn đá" trong sân nhà mình rốt cuộc để làm gì. Con cháu của cụ cũng không biết gì về lai lịch của hai hòn đá kia, họ vô tư đăng ảnh chúng lên mạng xã hội. Chẳng ngờ, hai hòn đá đó đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia.
"Hòn đá" và bút tích của Hoàng đế Càn Long. (Ảnh: QQ)
Các công nhân tiến hành di chuyển bảo vật ra khỏi ngôi nhà (Ảnh:QQ)
Khi các chuyên gia tới nhà cụ, họ tiến hành khảo sát và phát hiện hai hòn đá kia chính là đá phong thủy đặt trong cung điện Viên Minh Viên. Điều đáng nói là, bên trên một hòn đá còn có cả bút tích của hoàng đế Càn Long.
Thật may mắn vì hai "hòn đá" quý giá đã sớm được phát hiện!