Ông Trương Tĩnh Quân vốn là một kỹ sư bình thường ở Trung Quốc, sống vui vẻ hạnh phúc cho đến một lần đi khám bệnh năm 45 tuổi bất ngờ biết mình bị ung thư, phải cắt bỏ một nửa phần dạ dày mới có thể sống.
Kể từ đó, chỉ với một chiếc dạ dày khuyết, ông vẫn sống cùng bệnh tật và chiến thắng thần chết rồi trở nên nổi tiếng, được xem là "dũng sĩ" chống ung thư sau khi ông chia sẻ câu chuyện của mình với truyền thông. Dưới đây là câu chuyện của ông Trương Tĩnh Quân qua lời kể của chính nhân vật.
Ung thư cũng "bình thường thôi"!
Bị ung thư và vượt qua nó những 30 năm, cảm giác của tôi khi nghĩ lại cũng chỉ là "bình thường thôi". Ông nói, cái từ "Thái" trong từ tâm thái hay trạng thái, thực ra chỉ đơn giản là cách thả lỏng bản thân mình, làm cho trái tim mở rộng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Cuộc sống của mỗi người không thể tách rời cộng đồng, có một trái tim rộng mở là điều kiện để bạn tạo nên những điều thần kỳ.
Tôi có một thói quen thú vị, từ năm 28 tuổi, mỗi ngày tôi đều viết nhật ký, ghi lại những điều tôi cảm thấy hay vào cuốn sổ, kể cả việc chép lại những thông tin trên báo chí hay trong sách vở. Đến một ngày, tôi phát hiện ra mình đã ghi được hơn 3 triệu từ, lật lại nhật ký để đọc, tôi vô cùng bất ngờ về những điều mà mình đã trải qua.
Hiện tại, dù đã là "ông lão" nghỉ hưu gần 75 tuổi, từng là một kỹ sư cao cấp, nhưng những gì đã qua, đã cống hiến, chăm chỉ và làm việc hết mình, tôi mới thấy tiếc những ngày tháng tuổi trẻ, bỏ rơi bản thân mình mà không chăm sóc, cho đến ngày biết mình ung thư.
Ung thư được xem là căn bệnh vô phương cứu chữa, ở hầu hết mọi người, đó là một thực tế đầy bi kịch và ám ảnh, nhưng với tôi, nó chỉ là một điều tương đối nhỏ. Khi Bác sĩ Vương Húc Minh, Giám đốc Bệnh viện số 1 thành phố Nam Bình (Trung Quốc) cho biết, dạ dày buộc phải phẫu thuật, hóa trị. Sau đó tôi uống thuốc Đông y liên tục trong 3 năm.
Đối mặt với một chấn thương vật lý lớn như vậy, mới đầu tôi đã rất lo lắng. Nhưng kinh nghiệm cay đắng trong cuộc đời mà tôi từng trải qua nhắc nhở tôi rằng, cuộc đời là hữu hạn, muốn tồn tại thì phải chiến đấu.
Sức khỏe là vô giá, muốn khỏe mạnh thì phải nỗ lực chăm sóc, quyết tâm khắc phục khó khăn. Với tinh thần này, tôi đã tự viết cho riêng mình những kỷ niệm tuyệt vời, trong đau khổ luôn kèm theo hạnh phúc.
Trong suốt thời gian mang bệnh, kể từ năm 1990, tôi bắt đầu tôi đọc rất nhiều và thu thập kiến thức về sức khỏe y tế, sưu tập để thực hành. Hôm nay, tôi sống khỏe mạnh sau ung thư gần 30 năm, có thể tự hào thông báo rằng tôi đã đánh bại căn bệnh này, tôi đã tạo ra một điều kỳ diệu, và thiết lập một cuộc sống dài thêm nữa.
Hình ảnh Ông Trương Tĩnh Quân khỏe mạnh ở độ tuổi gần 75 với 30 năm chiến đấu với ung thư
Sống sót là nhờ những thứ không tiền nào mua được
1. Luôn mở rộng tấm lòng, sống bằng tình yêu thương
Tâm trạng tốt là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe. Tôi đánh ra rất cao điều này.
Cuộc sống luôn xảy ra những điều bất ngờ, khó khăn, phức tạp. Nếu chúng ta đón nhận mọi sóng gió theo cách bình tĩnh nhất, không nóng vội, mở rộng lòng khoan dung với tất cả mọi người, thì nguồn cơn của bệnh tật sẽ bị tiêu diệt.
Chỉ cần có cơ hội, tôi lại lên rừng xuống biển, khi nhìn những thảm cỏ xanh trong rừng hay những ngọn sóng cuộn trên biển, tôi luôn có cảm giác hồi tưởng về quá khứ. Những khoảnh khắc như vậy giúp tôi thư giãn tinh thần, đầu óc thảnh thơi, nhẹ nhõm. Kể cả khi ngửa đầu nhìn lên bầu trời xanh, tôi lại thấy tim mình rộn ràng những nhịp đập. Những điều này, tốt hơn mọi thứ thuốc bổ.
Bất cứ khi nào tôi chán nản, tôi sẽ một mình đối mặt với núi đồi, những cánh đồng, những dòng sông, thi thoảng tôi hét lên, cười một vài lần, hít một hơi thật sâu để cảm thấy thư giãn toàn bộ cơ thể, tim não buông lỏng hoàn toàn.
2. Sống đến đâu, học đến đó, sống tới già thì đọc sách tới già
Từ nhỏ tôi đã rất thích mua sách, đọc sách, bây giờ tôi có cả một bộ sưu tập nhiều tới hơn 1,3 triệu cuốn sách báo, mỗi ngày tôi phải dành thời gian để đọc chúng ít nhất từ 1 đến 2 giờ, đó quả là điều vô cùng lợi ích.
Cổ nhân nói rằng, "Kiến thức là sức mạnh", "Kiến thức sức khỏe luôn tốt hơn so thuốc", khi bị ung thư, tôi lại càng xem đây là một sự thật có giá trị vĩnh cửu. Bây giờ, cả gia đình tôi ai cũng có thói quen đọc sách, đặc biệt là sách về sức khỏe. Chúng tôi coi đây là cách có thể thay đổi cuộc sống.
3. Hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh
Tôi từng mê đọc sách nên vì thế mà dễ dàng nhận ra rằng việc ăn uống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Nhất là sau khi bị mắc ung thư, tôi càng chú ý vấn đề này.
Duy trì uống nhiều nước. Mỗi bữa ăn thì chỉ ăn no khoảng 70% nhu cầu. Ăn nhiều rau quả, kết hợp đủ và hài hòa với lượng cá thịt trứng, lúc nào cũng tự tạo cho mình cảm giác muốn ăn và đã ăn là phải ngon miệng. Cứ duy trì như thế trong suốt thời gian dài.
4. Sống một đời, vận động một đời, lúc nào cũng phải kiên trì thể dục thể thao
Từ thời là học sinh tại trường tiểu học, tôi đã rất thích bơi lội trong các con sông và hồ nước xung quanh khu vựcnhà mình. Tôi cũng có mặt suốt ngày ở trên sân bóng rổ.
Trong quá trình 40 năm làm việc, tôi hiếm khi đi lại bằng xe ô tô, mà chủ yếu là ưu tiên đi bộ, hoặc đi xe đạp. Sau khi nghỉ hưu, tôi lập kế hoạch đi bộ xung quanh nhà mỗi ngày, có những lúc rảnh, tôi thậm chí còn đi hơn ba tiếng đồng hồ.
Cuộc sống là phải vận động, sống đến đâu, thể dục đến đó. Đối với một người mắc bệnh hiểm nghèo như tôi, việc tập thể dục hàng ngày sẽ đặt một nền tảng vững chắc cho sức khỏe. Không thể thiếu nó mà tồn tại được.
5. Một gia đình hòa thuận, hạnh phúc là cách phòng chữa bệnh tốt nhất
Vợ tôi là một chuyên gia kinh tế cao cấp. Chúng tôi kết hôn, sống với nhau với phương châm, nắm tay nhau thật chặt và cùng bước đi bên nhau đến cuối đời. Điều này giúp chúng tôi duy trì hôn nhân và sống yên bình trong suốt hơn 50 năm qua.
Mọi khó khăn trong cuộc sống, chúng tôi đều cùng nhau chia sẻ, cùng bảo ban nhau siêng năng làm ăn và duy trì phong cách sống đơn giản.
Sau khi tôi mắc bệnh và phải nghỉ làm, việc chăm sóc tôi và nuôi 3 đứa con đã dồn vào vai bà ấy. Vừa chữa bệnh cho chồng, vừa làm việc chăm chỉ, vừa nuôi dạy con khôn lớn. Nói đến đây, tôi cảm thấy mang nặng trong lòng mình sự biết ơn vô tận đối với vợ.
Ba đứa con tôi đã vì hoàn cảnh mà cố gắng học tập tốt, chúng đều đã là thạc sĩ, kết hôn và sống ở Bắc Kinh. Chúng giống mẹ, đều sống bằng tình yêu thương và lòng hiếu thảo. Tổ ấm hạnh phúc chính là điều kiện giúp tôi có được tinh thần mạnh mẽ, hỗ trợ lớn trong quá trình điều trị và vượt qua bệnh tật.
6. Nếu tình yêu lớn là gia đình, thì tình yêu nhỏ là du lịch
Trước đây tôi không đánh giá cao lợi ích của việc đi du lịch, dù là những chuyến đi gần hay xa. Sau đó, một số lần tôi đưa gia đình đi chơi, đi với đồng nghiệp và bạn bè, tôi nhận thấy tinh thần thay đổi, tâm trạng vui thì cơ thể cũng hết mỏi mệt.
Cho đến nay, tôi đã tới các danh lam thắng cảnh của khoảng 25 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 400 địa điểm. Tản bộ và ngắm cảnh trên khắp mọi miền đất nước, tìm hiểu phong tục tập quán, trò chuyện với người dân địa phương. Tôi gặp nhiều người già và trẻ nhỏ, nhìn họ âu yếm và làm quen, tán gẫu.
Khi tiếp xúc với mọi người trong một môi trường mới, xa lạ, tôi có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Bệnh tình cũng từ đó mà giảm dần, nhẹ dần. Niềm vui sống khiến tôi quên chúng đi. Đi du lịch giúp tôi nạp thêm năng lượng, khiến cơ thể và cảm xúc đều căng tràn sức sống.
Các bác sĩ nói gì?
Theo bác sĩ Trần Tiểu Binh, trưởng khoa Nội, Bệnh viện ung bướu tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) người chuyên điều trị lâm sàng cho bệnh nhân ung thư nói, tâm trạng tốt có thể chiến thắng ung thư là điều bất kỳ bệnh nhân nào cũng nên biết mà áp dụng.
Sau khi mắc bệnh ung thư, chúng ta cần phải nhận được các phương pháp điều trị hiệu quả, phục hồi chức năng, để làm giảm bớt nỗi đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống.
Tâm trạng của bệnh nhân liên quan đến quá trình phát triển bệnh cũng như điều trị bệnh. Khi rơi vào trạng thái tiêu cực và bi quan, sẽ kèm theo sự sợ hãi, căng thẳng, buồn bã, thất vọng, trầm cảm và cảm xúc tiêu cực khác.
Cảm xúc của con người có ảnh hưởng rất rõ ràng trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh ung thư. Cảm xúc tích cực (thư giãn, hạnh phúc, ấm áp) có thể giúp cải thiện cơ chế sinh lý thông qua tâm lý thần kinh, nội tiết và khả năng kháng bệnh, miễn dịch.
Khi có ý chí thì tinh thần chữa bệnh khác hẳn với lúc bi quan tiêu cực, kết quả điều trị hoàn toàn liên quan đến vấn đề này.
Những cảm xúc tiêu cực khi điều trị ung thư và phục hồi chức năng sẽ làm suy yếu sự tự tin và tinh thần, giảm khả năng kháng bệnh, khiến bệnh tiến triển nhanh.
Bên cạnh đó, do tầm quan trọng của điều trị ung thư và phục hồi chức năng, hãy để cảm xúc của mình duy trì một sức căng thích hợp, não tỉnh táo, không ngừng suy nghĩ về làm thế nào để đánh bại bệnh ung thư. Nhưng lưu ý rằng nó phải là sự căng thẳng "vừa phải", chứ không phải là sự căng thẳng "quá mức".
*Theo Health Sohu/Cancer