5 tầng động vật ở nơi làm việc, bạn thuộc loại nào?
Tầng thứ nhất: loài lợn, cảm giác như tôi không hợp đi làm!
Ở nơi làm việc, kiểu cảm giác mạnh mẽ như mình không tồn tại nhất chính là những thanh niên Chư bát giới.
Một mặt, mỗi ngày đi làm đều chỉ đợi tới giờ cơm trưa cơm tối, thích nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi, một mặt là bởi lương tháng đã hạn chế cảm giác mong chờ, hi vọng của họ.
Họ luôn rất tin tưởng vào quan điểm "Một ngày nào đó, khi công việc trở thành một điều khiến bạn vô cùng chán nản và không có hứng thú, đó là lúc bạn nên đổi một việc khác", nhưng sau khi đổi tới công việc thứ 8 trong vòng nửa năm, họ đã tự rút ra kết luận: "Có lẽ, tôi đẻ ra đã không thích hợp đi làm!"
Thu nhập không cao, nhưng lại không thể không có đồng lương này, đi làm theo kiểu "được ngày nào hay ngày ấy".
Trên mạng có người hỏi, nếu đi làm mà không phải nghĩ tới tiền, bạn muốn điều gì nhất? Có một câu trả lời rằng" ông chủ nói làm việc phải có lí tưởng, nhưng lí tưởng của tôi là không phải đi làm."
Làm việc, chỉ là để có miếng cơm manh áo, có tiếng là đi làm, hoạt động của công ty không có hứng, liên hoan không muốn đi, tan làm cũng phải đợi đồng nghiệp đi hết rồi mới đi ra.
"Đừng tìm tôi, đừng tìm tôi", là một lời cầu nguyện nội tâm hàng ngày, "Vẫn còn một ngày mà, hay sếp cho em thêm một ngày có được không?" là câu cửa miệng mà họ nói nhiều nhất với sếp.
Tầng thứ hai: loài gấu, im lặng là vàng
Mới đầu còn tưởng nhóm lợn là nhóm lớn mạnh nhất công ty, sau này mới phát hiện ra nhóm gấu mới là đông đảo.
Mỗi lần trông thấy đồng nghiệp ca thán không muốn đi làm, họ đều dùng ánh mắt đồng cảm kèm theo sự im lặng vô bờ bến nhìn đối phương.
Họ thật thà, đơn thuần, phản ứng chân thật, nhưng không giỏi biểu đạt.
"Cậu nói thử cho tôi biết điểm nổi bật của sản phẩm mà tổ vừa phát triển tuần trước", sếp hỏi.
Họ làm mặt ngơ, nhỏ nhẹ hỏi: "Là sản phẩm nào ạ?"
Họ có thói quen đâm đầu vào làm việc, ít để tới xung quanh và cũng ít có cơ hội thăng chức.
Tôi nhớ mình từng đọc qua một câu chuyện như sau. Trước tiên, ông chủ hỏi L: "Cá lóc hôm nay bao nhiêu tiền một cân?"
L. lập tức chạy đi 5 điểm buôn cá trong vòng 5 dặm, chưa đầy nửa tiếng sau quay về báo cáo, ông chủ lại hỏi: "Có phải là đã giảm giá rồi không?"
L. lại chạy đi, vừa về đến cửa, ông chủ lại hỏi: "Loại cá kia là nơi nào sản xuất, họ có thể cung cấp bao nhiêu?"
Khi cậu nhân viên định chạy đi lần thứ 4 thì ông chủ nói: "Đi, gọi Y. tới đây cho tôi."
Có 4 nhà cung cấp cá lóc, trong vòng một tuần lại đây giá cả không có gì dao động, cá của 4 nhà cung đến từ 4 nguồn khác nhau, tôi đã xem qua, chất lượng tốt nhất thì giá cả sẽ cao hơn một chút.
Nhưng căn cứ vào nhu cầu của nhà hàng của chúng ta, chỗ cung này không đủ nguồn cung, vì vậy tôi kiến nghị chúng ta dùng nhà cung này, hoặc là thế này, tôi đã có được phương thức liên lạc với cả 4 nhà cung kia, có hai nhà cung biết quy mô nhu cầu của chúng ta nên đã đợi sẵn ở ngoài cửa.
L. hiển nhiên là kiểu nhân viên thuộc nhóm gấu "biết việc, lạc quan, nghe lời, nhẫn nại, giỏi chịu đựng".
Họ giống như con cá nheo trong một đoàn đội giỏi, xác định cả đời không bao giờ có thể phát sáng, nhưng lại thường rất để ý tới cảm xúc của các thành viên trong đơn vị.
Họ quen im lặng, quen mỉm cười, thỉnh thoảng sợ việc, không tự tin, sợ áp lực, thậm chí khi chịu thiệt họ cũng mỉm cười chịu cho qua, không thích tranh luận, không muốn trở thành tâm điểm, sợ phiền người khác, sợ khiến người khác không vui, sợ mình khiến đoàn đội tụt lùi.
Đơn giản thì là lương ít nhưng lại làm việc nhiều nhất và trước giờ không bao giờ oán than.
Tang thứ 3: loài cáo, lanh lợi, có lợi cho tôi trước đã
Thích nhóm nhân viên gấu nhất có lẽ là hệ cáo.
Bởi lẽ những người luôn âm thầm làm việc, không cần tỏa sáng vừa hay là bức nền tạo cơ hội cho các bạn cáo tỏa sáng.
Đối với họ, làm việc cũng phải có bí quyết, họ có thể nói câu "có thể nhường cho tôi không" mà mặt không đỏ mắt không chớp.
Mặt dày, thích tiếp cận những đồng nghiệp giỏi, không chốt được khách hàng sẽ biết cách nhờ trợ giúp.
Công lao be bé mà không được để ý, họ nhất định sẽ làm mọi người phải biết, không để mình chịu thiệt.
Một chút tâm cơ, một chút giảo hoạt, kiểu cáo ở nơi làm việc là điển hình cho chủ nghĩa làm gì cũng phải có lợi cho mình rồi hẵng tính.
Khả năng giao tiếp mạnh mẽ, làm việc cẩn trọng linh hoạt, hòa đồng, đồng thời luôn có những tính toán của riêng mình.
Tầng thứ 4: loài chó, ông chủ nói là nhất
Đây là kiểu nhân viên lãnh đạo thích nhất.
Ngay từ khi bước chân vào công ty, họ sẽ tập trung mọi sự chú ý của mình vào quản lý bộ phận hay sếp lớn, họ luôn tin rằng lãnh đạo có sự sắp xếp của riêng họ, mỗi một quyết định đều có lí do, việc của mình là làm theo và làm cho công việc hoàn hảo là được.
Đáng tin cậy, trung thành, tuyệt đối phục tùng và khả năng chấp hành tuyệt vời, là những thứ giúp họ được lòng lãnh đạo.
Lãnh đạo khi muốn đào tạo tâm phúc cho mình, kiểu nhân viên này sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, đối với họ, năng lực vẫn là điều quan trọng trên nhất. Những nhân viên này, họ thường có xu hướng cống hiến hơn nửa thời gian sinh hoạt của mình cho công việc, tăng ca, tăng ca, đâm đầu làm việc, dần dần họ trở thành những nhân viên ưu tú từ lúc nào không hay.
Dù có được yêu cầu làm những việc quá sức, họ cũng sẽ âm thầm nhận lấy rồi tìm ra phương án giải quyết thích hợp nhất.
Tầng thứ 5: loài sói, còn chờ đợi cái gì nữa?
Đây là tầng lớp mà một ngày làm việc bận rộng của họ luôn bắt đầu đều như vắt chanh từ 6h sáng.
Họ có kế hoạch, thời gian biểu rõ ràng, biết việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau.
Tính tự giác kỉ luật, ý thức quản lý bản thân cực kì cao, họ thường là những thành phần rất nổi bật, rất dễ nhận ra ở nơi làm việc.
Còn nhớ trong bộ phim "Tân bến Thượng Hải", Phùng Kính Ngiêu từng hỏi Đinh Lực: "Người nghèo thiếu cái gì nhất?"
Đinh Lực không ngần ngại nói: "Người nghèo tất nhiên thiếu nhất là tiền."
Phùng Kính Nghiêu nói: "Tham vọng, người nghèo thiếu nhất là tham vọng."
Ngoài sự tự giác kỉ luật, tham vọng và sự quả quyết nói làm là làm, chính là một trong những đặc điểm nổi bật ở họ.
Họ là những người chủ động, có tinh thần làm việc không ngừng nghỉ, không chịu ràng buộc, dứt khoát và dám chấp nhận thử thách. Họ là những ứng cử viên tốt nhất để phát triển các dự án hoặc lĩnh vực mới.
Lời kết:
Pony Ma, một ông trùm kinh doanh của Trung Quốc, từng nói: "Thứ tồi tệ nhất mà tôi phải đối mặt chính là thiếu thốn nhân tài, điều này khiến tôi rất đau đầu, chúng tôi luôn rất hoan nghênh nhân tài gia nhập với chúng tôi."
Còn bạn, liệu bạn có phải là một nhân tài mà công ty nào cũng cần tới bạn?
Bạn thuộc vào hệ động vật nào trong khu rừng công sở? Hãy suy nghĩ thật nghiệm túc về định vị của bản thân, từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình.