'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam

Tuyết Đan |

Ghế phóng của tiêm kích Su-30MK2 góp phần quan trọng vào sự an toàn và sống sót của phi công trong mọi tình huống khẩn cấp.

Clip cận cảnh quy trình hoạt động của ghế phóng an toàn trên tiêm kích Su-30MK2

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 1.

Để có được chuyến bay an toàn trên tiêm kích Su-30MK2, nhiều quy định được đặt ra cho phi công và các đơn vị mặt đất với yêu cầu khắt khe ở các công đoạn như: Chuẩn bị bay, thực hành bay và giảng bình bay.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 2.

Để thực hiện một chuyến bay, ban bay, các thành phần tham gia gồm tổ chức chỉ huy, phi công, các ngành bảo đảm phải chuẩn bị bay nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, điều lệ.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 3.

Trong giai đoạn chuẩn bị bay, các phi công được giao nhiệm vụ liên quan đến các bài bay cụ thể sẽ thực hiện, tiến hành chuẩn bị bài bay hiệp đồng với phi công tham gia bay trên cùng máy bay và các phi công trong biên đội (nếu bay đội hình biên đội), hiệp đồng với chỉ huy bay, dẫn đường...

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 4.

Trước chuyến bay, phi công được kiểm tra sức khỏe tại sân bay. Quá trình này bảo đảm phi công chỉ được bay khi có sức khỏe tốt, đủ điều kiện tham gia thực hành bay. Sau đó phi công sẽ tiến hành kiểm tra máy bay theo vòng kín, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của máy bay cho chuyến bay của mình.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 5.

Khi đánh giá máy bay đủ điều kiện bay, phi công ký sổ tiếp thu máy bay từ ngành kỹ thuật hàng không... Phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không tiến hành những nội dung cần thiết, chuẩn bị cho máy bay cất cánh.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 6.

Các các bộ chiến sỹ hậu cần kiểm tra máy bay từ sáng sớm. Đặc biệt là chiếc ghế thoát hiểm của phi công. Hệ thống cứu hộ trên ghế phóng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp phi công tồn tại sau khi rơi xuống biển hoặc mặt đất.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 7.

Các phi công tiêm kích đều đeo dù và bộ đai an toàn gắn vào ghế ngồi. Khi máy bay gặp sự cố, phi công sẽ kích hoạt hệ thống đẩy dưới ghế ngồi của mình. Tên lửa dưới ghế khai hỏa sẽ đẩy phi công ra khỏi buồng lái, ra xa máy bay trước khi bung dù. Quá trình này chỉ kéo dài trong vài giây.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 8.

Phóng ghế thoát hiểm là điều không phi công tiêm kích nào muốn dùng đến, vì nó đồng nghĩa với việc họ phải từ bỏ chiếc máy bay đắt tiền. Quá trình thoát hiểm phức tạp bằng ghế phóng cũng có thể khiến các phi công gặp thương tích nghiêm trọng.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 9.

Lực đẩy mạnh tới mức dây an toàn có thể làm bầm cả hai vai, thậm chí gãy xương đòn của phi công. Phi công cần thu đầu gối và khuỷu tay thật gọn, nếu không có thể gây chấn thương nghiêm trọng vì va đập vào thành buồng lái.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 10.

Trên các loại tiêm kích hai chỗ hiện đại, ghế thoát hiểm được đồng bộ, chỉ cần một người kích hoạt ghế để cả hai phi công cùng thoát ra. Phi công ở ghế sau thoát hiểm ra trước, nếu không luồng lửa từ tên lửa ghế trước sẽ phụt thẳng vào họ. Sau khi phóng ra, chiếc ghế phóng (nặng 120 kg) sẽ tự động tách khỏi thân phi công.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 11.

Lúc này phi công dính chặt với 1 chiếc ghế mềm, chiếc hộp trên đầu chiếc ghế nhẹ này bung dù đưa phi công đáp xuống đất hoặc mặt nước an toàn. Trong hộp này còn có hệ thống dưỡng khí phục vụ phi công nếu phải dùng ghế thoát ở độ cao vài nghìn mét so mặt đất.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 12.

Các thiết bị như thùng chứa các vật dụng cần thiết và áo phao có chứa các công cụ cần thiết để giữ sự sống cho phi công đến khi được cứu hộ. Tính năng thông minh của ghế phóng cũng được đề cập, bao gồm khả năng tự động điều chỉnh để đảm bảo an toàn cho phi công, kể cả trong các tình huống khẩn cấp như máy bay ở trạng thái nghiêng hoặc bay ngửa bụng.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 13.

Tuy nhiên, không chỉ có ghế phóng mà còn có các trang bị và hệ thống cứu hộ khác như túi cứu thương, áo phao, và đèn tín hiệu, giúp tăng cơ hội sống sót cho phi công sau khi rơi xuống biển hoặc mặt đất.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 14.

Trong trường hợp bay biển áo phi công sẽ có túi chứa chất chống cá mập, khi rơi xuống nước phi công xé túi này ra thì một dung dịch loang ra, lấp lánh, phản quang trên mặt biển vừa để máy bay cứu nạn có thể dễ dàng nhận vừa có tác dụng đuổi cá mập. Cũng trên áo này có túi chứa thuyền phao đủ để phi công chui vào trú ẩn. Các phi công khi thực hiện các bài bay tùy địa hình mà mang theo trang phục và thiết bị phù hợp. Bên cạnh quần áo, trong trang phục nghiệp vụ bay còn có mũ lót, găng tay và giày. Mũ lót bay được may bằng vải cotton, thấm mồ hôi, thoáng, có tác dụng cố định, giữ ổn định mũ bay; đồng thời tạo cảm giác êm và thấm mồ hôi. Găng tay với chất vải sợi, không chỉ giúp thấm mồ hôi mà còn phòng điện giật khi phi công sử dụng các nút ấn, công tắc trong buồng lái.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 15.

Thiếu tá Đỗ Việt Cường - Phi đội trưởng Phi đội 1, Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371, Quân chủng PK-KQ cho biết, về mặt kỹ thuật, việc sử dụng ghế phóng và các trang bị cứu hộ trong máy bay Su-30MK2 đã được mô tả một cách chi tiết và rõ ràng, nhấn mạnh vào sự quan trọng của chúng đối với sự an toàn và sống sót của phi công trong mọi tình huống khẩn cấp.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 16.

Quần áo công tác bay của phi công tiêm kích là bộ áo liền quần, được thiết kế theo mẫu của Nga với những tiêu chuẩn rất khoa học. Quần áo được may từ một loại sợi tổng hợp có khả năng chống cháy, thấm mồ hôi rất cao, giúp phi công thoải mái nhất. Trang phục bay mùa hè được thiết kế áo rời quần. Để tăng độ ấm, trang phục bay mùa đông được thiết kế áo liền quần, bằng chất vải dày hơn. Cả hai loại đều có các lỗ thoáng và có nhiều điểm được thiết kế khác biệt với trang phục của các lực lượng khác.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 17.

Quần áo bay có tới 7 loại túi chuyên dụng cả ở áo và quần: túi đựng bản đồ, sổ tay phi công, túi để súng ngắn, túi để băng tiếp đạn, túi đựng dao cắt dù. Hệ thống khuy trên quần áo đã được hạn chế tối đa, thay vào đó là các khóa nhựa cao cấp, dễ sử dụng. Ngoài ra, trước khi lên máy bay, phi công được trang bị thêm “quần kháng áp”. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vào mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 18.

Ngoài ra, trước khi lên máy bay, phi công được trang bị thêm “quần kháng áp”. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vào mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 19.

Để lựa chọn được một người đủ tiêu chuẩn đào tạo thành phi công rất khó và để tào đạo ra một phi công đủ bản lĩnh, chuyên nghiệp thì lại khó gấp trăm lần. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn cho những chuyến bay, cho những phi công phải cực kỳ tỉ mỉ, nghiêm túc, không có bất cứ sai sót nào. Những điều này giúp giảm thiểu mất an toàn ở mức tối đa, tránh xảy ra những sai lầm không đáng có.

'Soi' chiếc ghế phóng an toàn 120kg trên tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam- Ảnh 20.

Trung đoàn không quân 927 (thuộc Sư đoàn 371) là đơn vị được giao quản lý và khai thác sử dụng máy bay Su-30MK2, một loại tiêm kích chiến đấu hiện đại nhất của của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong mỗi đợt huấn luyện, phi công thực hiện bay những khoa mục khác nhau, như nhào lộn giản đơn, phức tạp, bay thấp, chặn kích trên không… Với mỗi phi công lái máy bay chiến đấu như Su-30MK2, họ luôn toát lên sự tự tin, tinh thần yêu Tổ quốc. Chính vì vậy, được đứng trong hàng ngũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt lại giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng thì đó là điều tự hào rất lớn với mỗi phi công.

Bay cùng Bay cùng 'Ngựa thồ khổng lồ' nhất của Không quân Việt Nam làm nhiệm vụ đặc biệt ở Điện Biên Phủ

Lần đầu chiếc vận tải cơ C-295 lớn nhất của Không quân Việt Nam được điều động để làm nhiệm vụ lịch sử ở Điện Biên Phủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại