Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao?

Diệu Thúy |

Dựa vào ghi chép sử liệu và các bức tranh cổ, chuyên gia khẳng định Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật nhưng hình dáng của Tôn Ngộ Không không hề giống trên phim ảnh.

Tôn Ngộ Không có thật

Tây Du Ký là tác phẩm có sức ảnh hưởng rất lớn lên khán giả toàn Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Vì sự phủ sóng rộng đến vậy, hình tượng Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông luôn là niềm cảm hứng bất tận cho nhiều tác phẩm nghệ thuật và cả trong cuộc sống ngày thường của con người.

Trong các nghiên cứu về Tây Du Ký trước đây, người ta tin rằng ngoại trừ Đường Huyền Trang là nhân vật lịch sử, Tôn Ngộ Không và các nhân vật khác đều hư cấu. Tuy nhiên, các chuyên gia "phương Tây" hiện đại cho rằng Tôn Ngộ Không chắc chắn là người có thật và đã trải qua toàn bộ hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh.

Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao? - Ảnh 1.

Bức bích họa lâu đời từ thời nhà Tống và nhà Nguyên. Hình ảnh: 163.com

Ở các bức tranh còn được lưu giữ từ các thời đại như nhà Tống và nhà Nguyên, người ta tìm thấy hình ảnh Đường Tăng đi thỉnh kinh được một đoàn "người khỉ" hộ tống.

Trong tranh cổ thời Tống có hình ảnh "người khỉ" trên đầu đeo vòng Kim Cô, còn trong tranh thời Nguyên bắt đầu xuất hiện nhân vật "người khỉ" cầm gậy Như Ý. Điều này cho thấy câu chuyện Tây Du Ký đã được hoàn thiện vào thời nhà Nguyên, khi đó, không chỉ có Tôn Ngộ Không , mà Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng cùng xuất hiện.

Không chỉ ở Trung Quốc, một số học giả đã chỉ ra rằng, rất có thể Tôn Ngộ Không được lấy hình tượng theo "Thần Khỉ" Hanuman trong Ấn Độ Giáo (con trai của Thần Gió Vayu). Các đền thờ trên khắp Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần thoại Ấn Độ qua mấy ngàn năm không ngừng truyền tụng các kỳ tích của Hanuman, để rồi Hanuman sớm trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến của mỹ thuật Ấn Độ Giáo.

Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao? - Ảnh 3.

Thần khỉ Hanuman trong Ấn Độ Giáo . Hình ảnh: Wikipedia

Hình dáng thật sự của Tề Thiên Đại Thánh

Thậm chí một bức tranh cổ có niên đại từ thời Tây Hạ khoảng gần 1000 năm trước được tìm thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90km. Bức bích họa đã vẽ hình ảnh Đường Tăng đi thỉnh kinh, trong đó có một người rất giống hình dáng một con khỉ. Thời điểm đó chỉ cách khoảng vài trăm năm so với thời điểm Đường Huyền Trang lên đường về Tây phương thỉnh kinh.

Giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết danh tính "người khỉ" trong tranh là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, người đàn ông xấu xí Thạch Bàn Đà liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa và tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên.

Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao? - Ảnh 4.

Bức bích họa có niên đại từ thời Tây Hạ được tìm thấy trong Động Thiên Phật. Hình ảnh: 163.com

Cũng từ bức tranh vẽ nói trên, giáo sư Hà Văn Kiệt khẳng định hình ảnh Thạch Bàn Đà chính là nguyên mẫu thực tế của Tôn Ngộ Không.

Điều này chứng minh, chặng đường gian nan tìm những cuốn chân kinh không phải chỉ có một mình Đường Tăng mà còn có những tăng nhân khác. Những tăng nhân khác này là con người, chỉ là họ có vẻ ngoài giống loài khỉ mà thôi.

Những bức tranh cổ này cho thấy Tôn Ngộ Không hoàn toàn là nhân vật có thật, nhưng không giống như hình ảnh kinh điển của Lục Tiểu Linh Đồng trong bộ phim "Tây Du Ký" lừng danh mà thôi.

Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao? - Ảnh 6.

Hình ảnh Tôn Ngộ Không trong các bức bích họa cổ thời nhà Tống và nhà Nguyên. Hình ảnh: Kknews

Không ít người khi nhìn thấy hình ảnh của "Tề Thiên Đại Thánh" này đều chưng hửng vì hình ảnh khác xa so với tưởng tượng ban đầu của mọi người.

Dù có thật hay không, Tôn Ngộ Không vẫn gắn liền với tâm thức của biết bao thế hệ người dân châu Á như một hình tượng thần thông quảng đại với chiếc vòng Kim Cô và cây gậy Như Ý tung hoành thiên hạ. Đặc biệt Tề Thiên Đại Thánh còn là tuổi thơ, là những ngày hè háo hức chờ đợi từng tập phim"Tây Du Ký" lên sóng của một thế hệ trẻ em Việt Nam.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại