Trong xã hội hiện đại, đa số phụ nữ vẫn đi làm sau khi có con, nhưng có những khoảng thời gian, đặc biệt là khi con còn nhỏ, nhiều người lựa chọn ở nhà làm mẹ toàn thời gian.
Thoạt nhìn, đây là "nghề" có vẻ hạnh phúc nhưng các nghiên cứu đã đánh giá đó là "nghề" có rủi ro cao nhất trong những năm gần đây.
Trở thành một người mẹ toàn thời gian, có nghĩa là người phụ nữ đã từ bỏ 90% hoặc thậm chí 100% cuộc sống cá nhân và không gian riêng tư của mình.
Toàn bộ thời gian và sức lực của họ dành hết cho con cái, chồng và gia đình. Nhìn qua có vẻ họ không cần phải kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng họ đã trả một thứ quý giá hơn tiền - mọi thứ họ có.
Nếu những người mẹ ở nhà nuôi con được người thân thấu hiểu và ủng hộ, có lẽ đây là một kết thúc có hậu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều vấn đề nghiêm trọng như " trầm cảm sau sinh ", "tự tử sau sinh", đã khiến cho làm mẹ toàn thời gian là một trong những nghề có nguy cơ cao.
Người chồng ra ngoài kiếm tiền mỗi ngày, không tự mình trải qua hành trình mang nặng đẻ đau, làm cả ngày không hết việc nhà, vội đến ăn uống và đi vệ sinh còn không có thời gian... họ sẽ không hiểu được cảm giác tuyệt vọng của những bà mẹ phải ở nhà chăm con từ ngày này qua tháng khác.
Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng ở nhà chăm con là không phải dãi nắng dầm mưa, không có áp lực công sở, không có gánh nặng tài chính, có gì khó đâu?
Sợ vợ bị trầm cảm, chồng lén đặt camera theo dõi
Gần đây, một người chồng đăng lên mạng video ghi lại hình ảnh hàng ngày của người vợ đang chăm sóc con ở nhà.
Ảnh cắt từ clip người chồng đăng tải lên mạng.
Kể từ khi trở thành người mẹ toàn thời gian, trong mắt chồng, người phụ nữ này không còn dịu dàng và kiên nhẫn như trước.
Cô rất bạo lực và nhạy cảm, đôi khi còn khiến anh cảm thấy rằng vợ mình thật vô lý và... thần kinh.
Anh không biết rằng vợ anh bị trầm cảm nhẹ. Sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán, anh rất lo lắng về những thay đổi cảm xúc của vợ. Liệu cô có thể chăm sóc con ở nhà không? Vì vậy, anh đã đặt một camera theo dõi ở nhà.
Ngày hôm sau, khi nhìn thấy những hình ảnh trong nhà do camera ghi lại, anh đã bật khóc.
Trong chuyến công tác, anh mở xem camera vào khoảng 10 giờ tối để xem tình hình ở nhà như thế nào và bất ngờ khi thấy con trên giường đang khóc lóc không chịu ngủ.
Vợ anh đã phải dỗ dành con thật lâu, để rồi bất đắc dĩ phải nhập vai vào đủ các nhân vật khác.
Bà mẹ nhào lộn mua vui cho con.
Để cho con ngừng khóc, vợ anh biến mình thành một chú hề, chổng ngược, lộn nhào, đóng giả khỉ đột, giả vờ chết ... dùng hết mọi cách những mong con nín khóc và vui vẻ trở lại.
Giở đủ mọi cách để dỗ con nín khóc.
Những hình ảnh khiến anh vô cùng bất ngờ. Anh chẳng ngờ được rằng trong lúc mình đi làm vợ đã phải tốn rất nhiều thời gian và sức lực chăm con như thế.
Đoạn clip đã khiến anh bật khóc vì thương vợ. Vì vậy anh quyết định đăng video lên mạng để nhiều người được xem nó, nhiều người sẽ hiểu hơn về công việc làm mẹ toàn thời gian thật chẳng dễ dàng.
Sau khi đã nhập đủ các vi khác nhau và mệt nhoài.
Để giúp bà mẹ sau sinh thoát khỏi tình trạng khó khăn, sự thấu hiểu của chồng và gia đình là rất quan trọng
Chăm sóc kỹ lưỡng: Mọi người trong nhà không nên chỉ tập trung sự chú ý vào một mình đứa trẻ.
Cần phải biết rằng người mẹ vừa trải qua nỗi đau lớn nhất trong cuộc sống, cả về thể chất và tâm lý, nên cần được chăm sóc thật chu đáo.
Chia sẻ kịp thời: Phụ nữ là người sống tình cảm, họ cần được chia sẻ khi họ không hạnh phúc.
Lúc này, chồng và gia đình phải luôn chia sẻ mọi khó khăn với người vợ, để cô ấy hiểu rằng mọi người cần mình, yêu thương và sẵn sàng làm chỗ dựa cũng như sẻ chia.
Chia sẻ công việc nhà: Mặc dù phụ nữ ở nhà trông con toàn thời gian, nhưng người chồng không nên bất mãn vì vợ không kiếm ra tiền, cho rằng vợ phải làm tất cả mọi việc là lẽ đương nhiên.
Người chồng cần giúp vợ hết mức có thể khi rảnh rỗi. Đứa trẻ là kết tinh tình yêu của hai người, và một gia đình ấm áp cần hai người cùng nhau nỗ lực. Đừng đánh giá toàn bộ giá trị của một người dựa trên thu nhập.
Theo thống kê không đầy đủ, hơn 80% số người bị bệnh trầm cảm sau sinh có liên quan mật thiết đến việc bị gia đình thờ ơ, không gần gũi, chia sẻ.
Một chuyện nhỏ nhặt cũng có thể đánh bại một người, hoặc áp đảo hy vọng cuối cùng của một người.
Khi tính khí của người vợ trở nên "vô lý", đó có thể là tín hiệu cầu cứu mà cô ấy gửi cho gia đình. Lúc này mọi người trong nhà cần kéo cô lên, chứ không phải là đẩy cô xuống vực thẳm tuyệt vọng.