Sợ "tường thành" 3 vạn lính Kurd, TNK dội gáo nước lạnh vào Mỹ, dọa diệt sạch mọi mối họa

Tất Đạt |

Ankara cho rằng, kế hoạch của đồng minh Mỹ là hành động "đơn phương", gây đe dọa lớn tới an ninh lãnh thổ của đất nước này.

Vấn đề biên giới căng thẳng

Mới đây, liên quân Mỹ tại Syria tuyên bố sẽ thực hiện kế hoạch tạo ra Lực lượng Biên giới Syria (SBF) với nòng cốt là 30.000 lính thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd.

Theo đó, SBF sẽ đóng quân thường trực tại các khu vực của người Kurd, men theo biên giới giữa Syria và Iraq – Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tại Thung lũng Sông Euphrates.

Thông tin này đã được Đại tá Quân đội Mỹ Thomas Veala xác nhận ngày 13/1 vừa qua.

Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kì ngày 14/1 đưa ra cảnh báo với Mỹ, cho rằng kế hoạch nói trên là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng với lãnh thổ và chủ quyền của Ankara.

"Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết tiêu diệt toàn bộ mối nguy hại, và có đủ năng lực để làm việc đó. Mỹ đã sai lầm khi liên tục hợp tác với lực lượng phiến quân người Kurd," đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu.

RT dẫn lời Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, dù Thổ Nhĩ Kỳ cũng thuộc liên minh tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu, nước này không được tham gia bàn luận hay biết gì về kế hoạch. Ankara cáo buộc Washington đã đưa thông tin sai lệch, khiến công chúng tin rằng đây là quyết định của cả liên quân.

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối kế hoạch vùng biên giới của Mỹ. Nguồn: RT

"Thổ Nhĩ Kỳ không biết những thành viên nào đã đồng tình với kế hoạch trên. Việc Mỹ đơn phương quyết định trên danh nghĩa của liên quân là đặc biệt sai lầm, có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới cuộc chiến chống khủng bố IS," đại diện Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu.

Ankara đã yêu cầu Mỹ dừng viện trợ cho các đơn vị Giải phóng Nhân dân người Kurd (YPG) - lực lượng nòng cốt của SDF. Hồi tháng 11, Washington đã cam kết sẽ ngừng hỗ trợ tài chính và khí tài cho "một số tổ chức nhất định" tại Syria sau cuộc gọi giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sau đó cũng xác nhận Washington sẽ dừng trang bị vũ trang cho người Kurd, lưu ý rằng chỉ cần "các nhóm dân phòng" cũng đủ "để chống lại IS trong trường hợp chúng quay trở lại."

Phản ứng quyết liệt từ các bên

Theo Ankara, việc Washington tạo lập lực lượng quân sự gồm hàng nghìn lính người Kurd đã đi ngược lại cam kết của Mỹ.

Trả lời RT, nhà phân tích quốc phòng Ivan Eland cho biết, sự xuất hiện của SBF sẽ là thử thách lớn với Thổ Nhĩ Kỳ, có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với quân đội Mỹ, bởi Ankara ưu tiên chủ quyền lãnh thổ hơn chuyện giữ gìn quan hệ với Washington.

Sợ tường thành 3 vạn lính Kurd, TNK dội gáo nước lạnh vào Mỹ, dọa diệt sạch mọi mối họa - Ảnh 2.

Lực lượng SDF của người Kurd khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại. Ảnh: Iraqi News

Ông Eland đánh giá thêm, trong khi Mỹ chính thức công nhận Đảng Lao động người Kurd (PKK) là một tổ chức khủng bố nước ngoài, nước này vẫn viện trợ YPG – tổ chức trực thuộc đảng PKK.

Đây là mâu thuẫn lớn của chính nước Mỹ.

Chính quyền Nga đã phản ứng với kế hoạch của Mỹ, cho rằng Washington đang theo đuổi những mục đích mờ ám trong khu vực.

Phó giám đốc Ủy ban Quốc phòng ủa Hạ viện Duma Yuri Shvitkin nói: 

"Có một sự dàn xếp rõ ràng ở đây. Tôi nghĩ đây là nỗ lực của Mỹ nhằm huy động lực lượng từ Iraq tràn sang Syria. Đây là cách thức giúp Mỹ đạt được những mục đích địa chính trị, gia tăng căng thẳng và nhắm tới việc lật đổ Tổng thống hợp pháp của Syria, ông Bashar Assad".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại