Mỗi ngày chúng ta vội vã dậy sớm để kịp giờ làm, vội vàng đến công ty mà quên ăn sáng, đến tối lai cặm cụi hoàn thành công việc để kịp tiến độ. Sau khi làm xong, chúng ta lại loay hoay soạn tài liệu để gặp khách hàng hoặc báo cáo cấp trên. Cứ ngày này qua ngày khác, chúng ta giống như cỗ máy làm việc hết công suất để hài lòng cấp trên và đạt thành tích.
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không có suy nghĩ nghiêm túc và thấu đáo một vấn đề, từ đó quyết định vội vàng, đến khi có sự cố thì ta lại càng sợ hãi. Chúng ta bị vướng vào rắc rối.
Chúng ta sợ rắc rối nên bỏ qua các bước không cần thiết nhưng lại đẩy bản thân vào tình huống rắc rối hơn
Giám đốc tiếp thị M. gần đây rất tức giận. Bộ phận tiếp thị phải tổ chức một cuộc họp quảng bá sản phẩm mới. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần trước khi sự kiện bắt đầu, cô phát hiện ra rằng địa điểm tổ chức sự kiện có vấn đề. Không gian khách sạn mà N. đề xuất quá chật chội và ngột ngạt.
Theo ý tưởng ban đầu của M., nếu không gian quá hẹp, nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, ngột ngạt. Làm sao họ có thể có ấn tượng tốt với sản phẩm mới?
Sau khi biết chuyện, M. biết rằng N. đã gây ra rắc rối khi N. chọn khách sạn hội nghị. N. đã không đến thăm dò địa điểm trước mà liên lạc và trao đổi với bên phía khách sạn qua điện thoại.
Khi phát hiện ra sự việc, M. đã rất tức giận về tình huống này. Cô ngay lập tức yêu cầu N. và các đồng nghiệp trong bộ phận tìm một khách sạn phù hợp hơn trong khi chỉ còn vài ngày là buỗi lễ ra mắt sản phẩm.
Bản thân N. cũng tất bật gọi điện cho khách để thông báo địa điểm mới, giữ chân khách, bận rộn đến nửa đêm mới về nhà, cuối cùng cũng tìm thấy một khách sạn cao cấp gần sân bay, cuối cùng mọi chuyện cũng xong.
Trong thực tế, vì sợ rắc rối, N. không tiện đi "tiền trạm" và không tự mình xác minh dữ liệu để báo cáo và gửi cho sếp. Tất nhiên, khi gặp sự cố, N. phải chịu trách nhiệm. Đồng nghĩa, uy tín của bạn sẽ bị giảm sút trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Vì vậy, khi ý muốn lười biếng chỉ mới nhen nhóm và suy nghĩ rắc rối đang đến gần, bạn phải hết sức cảnh giác, bởi vì một chútsơ suất sẽ tự làm tổn hại chính mình.
Sợ rắc rối khi bắt tay vào làm những điều mới
Lấy ví dụ như sau: Khi công ty quyết định đưa hệ thống CRM (quản lý quan hệ khách hàng) trực tuyến, tất cả nhân viên bán hàng được yêu cầu ngừng sử dụng bảng tính Excel trước đó và sử dụng phần mềm mới trực tuyến.
Khi mới xuất hiện, hệ thống này đã gặp phải sự không hài lòng thậm chí là sự phản đối của nhiều người. Những phàn nàn phổ biến nhất là: quá nhiều rắc rối, không dễ sử dụng, bất tiện và không hữu ích.
Họ đã cố gắng đạt được mục đích cản trở tiến độ của dự án bằng cách truyền tải thông điệp như vậy. Điều đó cho thấy sự cố chấp, ngại thay đổi, sợ và từ chối thay đổi. Tuy nhiên, kết quả là hệ thống CRM này được sử dụng triệt để và phổ biến trong toàn công ty.
Những người không muốn sử dụng hệ thống mới này sau đó đã đưa ra một số lý do từ chối việc đón nhận cái mới như khó sử dụng, tốn kém, không quen nên tốn nhiều thời gian để tiếp cận...
Đằng sau sự sợ rắc rốiđó là sự tự ti sâu sắc và nỗi sợ hãi những điều mới lạ. Bởi vì không chắc chắn thay đổi liệu có mang lại lợi ích hay không đã khiến những người ta cảm thấy vô cùng bất an. Họ sợsẽ mất mọi thứ bản thân đang có. Trên thực tế, họcàng lo lắng thì họ sẽ mất tất cả mọi thứ nhanh hơn.
Sợ rắc rối khiến bạn từ bỏ tất cả những điều bạn thích
Có một khoảng thời gian T. học đàn, sau đó mỗi buổi ăn trưa, T. đi đến phòng trống của công ty để luyện đàn piano khoảng 40 phút. Sau vài tháng T. có thể chơi được bài nhạc anh ấy thích. Điều này khiến mọi người trong công ty ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Sau khi biết chuyện, một vài đồng nghiệp nữ của công ty đều hỏi T. học ở đâu, bao nhiêu tiền, khó khăn ra sao, giáo viên thế nào, mua đàn piano ở đâu cho tốt. Nhận thấy sự nhiệt tình của mọi người, T. nghĩ rằng anh ấy có thể thành lập một nhóm piano dành cho những ai muốn học.
Tuy nhiên, vài ngày sau, những người này không nói không rằng rời khỏi lớp một cách lặng lẽ. T. vẫn tập đàn piano một mình. Khi hỏi đồng nghiệp, họ trả lời: "T. à, chúng tôi cũng thích chơi piano và hy vọng rằng một ngày nào đó tôi có thể chơi bài hát mình thích.
Nhưng học piano khó quá, chúng tôi theo không nổi, bạn phải hiểu nhân viên chúng ta đâu có nhiều thời gian rảnh chứ, hơn nữa học piano chỉ là thú vui của chúng tôi, còn làm việc thì chúng tôi mới có thể giải quyết chuyện cơm áo gạo tiền".
T. không nói nên lời, đành bỏ đi luyện đàn một mình.
Không ai ép bạn phải lựa chọn theo ý họ nhưng nếu bạn chọn "đối mặt với rắc rối", bạn sẽ nỗ lực tìm ra cách gỡ rối vấn đề, rút ra bài học cho bản thân để từ đó làm việc chăm chỉ cho những gì bạn thích và tận hưởng hạnh phúc bạn mang lại;
Còn nếu bạn chọn "trốn tránh rắc rối" thì bạn chỉ có thể nhìn thấy từ những điều bạn thích được người khác thực hiện. Bạn thích chơi đàn nhưng sợ tốn thời gian nên than van khó quá rồi bỏ, và cuối cùng bạn đành làm khán giả ngồi dưới khán đài để xem các nghệ sĩ biểu diễn. Hạnh phúc và vinh quang là của người khác và không liên quan gì đến bản thân bạn.
Có câu nói: "Năm 15 tuổi cảm thấy việc học bơi rất khó, chúng ta từ bỏ việc học bơi. Năm 18 tuổi bạn gặp một người bạn thích bơi, bạn muốn đi với cô ta nhưng bạn đành từ chối vì không biết bơi.
Năm 18 tuổi nghĩ rằng học ngoại ngữ khó khăn, chi bằng từ bỏ và chọn một công việc không yêu cầu ngoại ngữ là ổn. Nhưng sau vài năm, bạn buộc phải làm việc với đối tác nước ngoài thường xuyên nhưng bạn lại nói rằng bạn không thể vì bạn không biết ngoại ngữ. Bạn càng gặp nhiều rắc rối, bạn sẽ càng nhớ về những người và những điều khiến bạn cảm thấy bị cám dỗ. "
Chúng ta sử dụng cụm từ "sợ rắc rối" như một cái cớ để trốn thoát, bởi vì chúng ta chỉ muốn nhìn thấy những khoảnh khắc thành công dễ dàng đó, nhưng chúng ta không sẵn sàng trả giá cho thành công đó.
Không dám đương đầu với rắc rối đồng nghĩa với việc bạn thua cuộc và thất bại. Việc sợ phiền hà, rắc rối sẽ làm chúng ta từ chối tất cả những gì chúng ta thích, khiến chúng ta đánh mất sở thích, mất đam mê, mất cơ hội và trở nên tầm thường và nhàm chán.
Chỉ e rằng người lười nhất chính là bạn
Chúng ta sợ rắc rối nên bỏ qua các bước không cần thiết nhưng lại đẩy bản thân vào tình huống rắc rối hơn. Sợ rắc rối khiến bạn không dám bắt tay vào thực hiện những điều mới mẻ, chỉ dám làm những việc mình quen thuộc, gặp trở ngại là đầu hàng, dần dần bạn cũng quên đi mình thích gì và muốn gì.
Thay đổi suy nghĩ và thói quen hành vi thực sự là một rắc rối, nhưng điều rắc rối hơn là cuối cùng bạn phát hiện ra sự thật rằng người lười biếng nhất là chính bạn.
Bạn quá lười để cải thiện chất lượng công việc, quá lười để dành thời gian để tóm tắt và rút kinh nghiệm, quá lười để mở lòng và đón nhận sự thay đổi, quá lười để làm việc chăm chỉ và theo đuổi cái đẹp, thậm chí quá lười biếng để nghĩ về việc tại sao bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại thất bại.
Hãy tập quen với cái mới, hãy chấp nhận thay đổi và không ngừng học hỏi nâng cao khả năng của bản thân, bạn sẽ thấy cánh cửa thành công sẽ đón chào bạn.