Được biết, đây chủ yếu là các máy bay trinh sát, thực hiện các cuộc diễn tập phi tiêu chuẩn dọc toàn bộ mặt trận phía đông của NATO.
Theo ADS-B Exchange, việc di chuyển của máy bay quân sự NATO được thực hiện gần như dọc theo biên giới, đây có thể được coi là một hành động khiêu khích công khai từ phương Tây.
Tuy nhiên, không có hành vi vi phạm biên giới nào của Nga và Belarus. Sự xuất hiện của các máy bay trinh sát NATO gần biên giới Ukraine có thể cho thấy hàng không đang cung cấp quyền kiểm soát các hành động có thể xảy ra trong các vụ phóng tên lửa và hàng không của Nga.
Động thái là này đặc biệt bởi trong bối cảnh chuyến thăm của 4 nhà lãnh đạo châu Âu tới thăm Kiev.
Số lượng máy bay quân sự chưa từng có của NATO xuất hiện gần biên giới Nga và Ukraine. (Ảnh: Avia.pro)
Đây không phải là lần đầu tiên NATO gia tăng hoạt động không quân dọc theo biên giới phía đông, tuy nhiên, hành động lần này thực sự bất thường, chắc chắn là một động thái đáng lo ngại.
Giới chuyên gia nhận định về sự hiện diện của các máy bay quân sự của NATO trên bầu trời gần như chắc chắn đã ở gần biên giới Ukraine, tuy nhiên, các máy bay sau đó không được dịch vụ ADS-B Exchange theo dõi có thể do bộ định vị đã bị vô hiệu hóa.
Trong một diễn biến khác, tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga tiết lộ, các thiết bị tác chiến điện tử của nước này đã thành công trong việc trấn áp vũ khí công nghệ cao mà phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Theo Rostec, vũ khí của Nga đã thành công chặn kênh thông tin liên lạc của đối thủ, khiến việc phát đi lệnh chỉ đạo và kiểm soát hỏa lực trở nên vô hiệu.
"Nhiều vũ khí đã được thử nghiệm trên chiến trường khi chúng làm nhiễu kênh liên lạc, hệ thống chỉ huy của đối thủ, khiến cho các hệ thống này bị mù. Chúng cũng hoạt động hiệu quả với máy bay không người lái (UAV), áp chế kênh điều khiển và truyền dữ liệu giữa bên vận hành, UAV và thiết bị định vị vệ tinh", Rostec cho biết.
Trước đó, Ukraine liên tục kêu gọi các nước phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng thay vì chỉ hỗ trợ tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, đặc biệt trong bối cảnh Nga tập trung lực lượng cho mặt trận miền Đông trong giai đoạn hai của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Phương Tây ban đầu tỏ ra dè dặt với đề nghị này bởi lo ngại nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga. Tuy nhiên, một số nước phương Tây bắt đầu sẵn sàng cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine vì cho rằng Kiev sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn hơn nhiều ở miền Đông khi Nga dồn lực lượng về đây.