Khi nhắc đến các loài vật có tốc độ thượng thừa, có lẽ phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những loài như báo, sư tử hay linh dương. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chính thức trao vương miện "loài vật có hành động nhanh nhất thế giới" cho một giống kiến kỳ lạ với tốc độ nhai hàm lên tới 320 km/h.
Loài kiến dracula, vừa được trao giải "loài vật nhanh nhất thế giới"
Cụ thể, đó là loài "kiến dracula", pháp danh khoa học "Mystrium camillae". Do sở hữu thân hình tí hon, kiến Dracula được cho là khá nhút nhát và không dễ để tìm ra, tuy nhiên khi ở dưới mặt đất, chúng lại trở thành những kẻ săn mồi máu lạnh, thường hút máu từ chính ấu trùng của mình bằng một hành vi còn được gọi là "ăn thịt đồng loại không phá hủy".
Tuy nhiên, điều đặc biệt ở kiến dracula là chúng sở hữu khả năng nhai rất nhanh với đôi hàm siêu tốc. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, tốc độ kẹp hàm của kiến dracula nhanh hơn khoảng 5.000 lần so với tốc độ chớp mắt của con người.
Một pha kẹp hàm của kiến dracula được ghi lại bởi camera tốc độ cao
Sử dụng một camera tốc độ cao, các nhà khoa học tại viện Smithsonian đã bắt được chuyển động của kiến dracula.
Hành động này hoạt động giống hệt như cách chúng ta búng tay, chỉ có điều, cái hàm của con kiến lại nhanh hơn tay người tới hàng ngàn lần.
Bí quyết của kiến dracula nằm ở bộ hàm đặc biệt và cách chúng nhấn 2 hàm vào với nhau
Các nhà khoa học cũng tính toán, kể từ khi bắt đầu đưa 2 hàm cặp vào nhau cho đến khi nhả ra, kiến dracula chỉ mất 0,000015 giây, sở hữu tốc độ kẹp hàm lên tới 320 km/h, từ đó chính thức đạt kỷ lục loài vật có hành động nhanh nhất thế giới.
So sánh tốc độ của kiến dracula với một vài đối thủ khác trong thiên nhiên, có cả con người
Cũng theo các nhà khoa học, kiến dracula còn sử dụng hàm của nó để tấn công, làm choáng và tiêu diệt con mồi, tìm kiếm nguồn thức ăn và đem về cho ấu trùng tại hang ổ.
"Chúng thường bò quanh dưới lòng đất, nếu gặp phải thứ gì đó như rết hoặc mối, chúng có thể đánh bại chúng với bộ hàm để giết và làm choáng địch thủ", giáo sư sinh vật học Andrew Suarez tại Đại học Illinois cho biết.
Hiện các bạn có thể tìm thấy loài kiến lạ này tại một số nơi ở Châu Phi và Châu Á.