Sở hữu ‘bảo bối tỷ đô’ được 2/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam thu hơn 5 tỷ USD trong năm 2023, đi đến đâu được ưa chuộng đến đó

Như Quỳnh |

Trung Quốc luôn 'thèm khát' mặt hàng này của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong năm 2023.

Sở hữu ‘bảo bối tỷ đô’ được 2/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam thu hơn 5 tỷ USD trong năm 2023, đi đến đâu được ưa chuộng đến đó- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 12 đạt 408,25 triệu USD, tăng 9,5% so với tháng 11/2023. Lũy kế cả năm 2023, hàng rau quả đã thu về trên 5,6 tỷ USD, tăng mạnh 66,7% so với năm 2022.

Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường lớn nhất khi chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong năm 2023, xuất khẩu rau quả sang quốc gia láng giềng đã thu về gần 3,64 tỷ USD, tăng mạnh 138,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Sở hữu ‘bảo bối tỷ đô’ được 2/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam thu hơn 5 tỷ USD trong năm 2023, đi đến đâu được ưa chuộng đến đó- Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của rau quả Việt Nam. Trong năm 2023, xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 257 triệu USD, tăng 4% so với năm 2022.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 225,81 triệu USD, tăng 24,9% so với năm trước và là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam.

Về cơ cấu sản phẩm, tăng trưởng ấn tượng nhất là mặt hàng sầu riêng với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 2 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với bình quân các năm trước. Trong khi đó, từ năm 2021 trở về trước, xuất khẩu sầu riêng chỉ khoảng hơn 200 triệu USD/năm. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của các mặt hàng quan trọng khác như: thanh long, mít, chuối, chanh leo, xoài…

Đối với thị trường chủ lực Trung Quốc, mỗi năm quốc gia này nhập khẩu 7 triệu tấn trái cây tươi, trị giá khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mới chỉ chiếm 7,15% thị phần, so với Thái Lan là 45,02% và Chile là 16,8%.

Đối với trái cây “vua” sầu riêng, Trung Quốc chỉ có một số ít địa phương trồng được sầu riêng như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và sản lượng không nhiều, trong khi nhu cầu về trái sầu riêng rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam khai thác hiệu quả hơn nữa trong năm 2024.

Theo thống kê, ước tính đến cuối năm 2023, cả nước có hơn 112.000 ha sầu riêng. Trong 5 năm gần đây, diện tích sầu riêng đã tăng nhanh chóng, bình quân mỗi năm tăng gần 25%, với tổng sản lượng hiện nay khoảng 900.000 tấn; trong đó tập trung ở một số vùng chính như: Tây Nguyên hơn 52.000 ha (khoảng 47%), Đồng bằng sông Cửu Long 33.000 ha (khoảng 30%), Đông Nam Bộ 21.000 ha (khoảng 19%) và một số địa phương khác.

Các sản phẩm nông sản Việt nói chung và hoa quả nói riêng hiện đã có mặt hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có hàng chục loại rau quả đang được xuất ngoại đi khắp thế giới giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2022 đạt 3,34 tỷ USD , trong đó xuất siêu khoảng 1,3 tỷ USD.

Từ những tín hiệu tích cực của thị trường, Bộ NN&PTNT dự báo, năm 2024, ngành hàng rau quả tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới, tăng trưởng ở mức 15-20% so với năm 2023, tương đương 6,5-7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại