SIPRI: Việt Nam lọt top 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Sao Đỏ |

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hôm 20/2 đã công bố bản báo cáo mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới.

Theo SIPRI, lượng giao dịch vũ khí toàn cầu đã tăng trưởng 8,4% khi so sánh với giai đoạn 5 năm trước đó (2007 - 2011).

Trong top 5 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, Mỹ vẫn vững vàng ở ngôi vị số 1, chiếm tới 33% thị phần; tiếp theo là Nga (23%); hai quốc gia này vượt trội 3 vị trí tiếp theo gồm: Trung Quốc (6,2%), Pháp (6%) và Đức (5,6%).

SIPRI: Việt Nam lọt top 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - Ảnh 1.

Top 5 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới giai đoạn 2012 - 2016

Danh sách 5 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới cũng không thay đổi quá nhiều, Ấn Độ (13%) cùng Saudi Arabia (8,2%) chiếm lĩnh hai vị trí đầu tiên; thứ 3 là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tuy nhiên phần trăm của họ chỉ bằng hơn một nửa quốc gia đứng trên (4,6%).

Vị trí thứ 4 thuộc về Trung Quốc (4,5%), mặc dù vẫn đầu tư rất mạnh cho quân đội, nhưng bởi vì năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng tăng trưởng vượt bậc, cho ra đời nhiều sản phẩm nội địa chất lượng cao mà họ không còn phải nhập khẩu quá nhiều vũ khí từ nước ngoài nữa. Đứng cuối cùng trong top 5 là Algeria, chiếm 3,7% giá trị.

SIPRI: Việt Nam lọt top 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - Ảnh 2.

Top 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới giai đoạn 2012 - 2016

Khi mở rộng bản sanh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới lên top 20, chúng ta thấy sự hiện diện của Việt Nam ở thứ hạng 10, chiếm khoảng 3% thị phần vũ khí thế giới, giá trị nhập khẩu ước đạt gần 5 tỷ USD.

SIPRI: Việt Nam lọt top 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - Ảnh 3.

Top 20 quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới giai đoạn 2012 - 2016

Đáng chú ý là so với giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 29 lên thứ hạng nằm trong top 10, giá trị nhập khẩu vũ khí tăng trưởng tới 202%.

SIPRI: Việt Nam lọt top 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - Ảnh 4.

Thay đổi về % giá trị nhập khẩu vũ khí giai đoạn 2012 - 2016 so với 2007 - 2011 của 10 quốc gia mua sắm quốc phòng lớn nhất thế giới, tăng trưởng của Việt Nam chỉ đứng sau Saudi Arabia

Theo nhận xét, đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành thay thế các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự đã xuống cấp do đã trải qua rất nhiều năm sử dụng, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tác chiến hiện đại.

Bên cạnh đối tác truyền thống là Nga, tỷ trọng vũ khí Israel hay nguồn gốc châu Âu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, đây được đánh giá là bước đi hợp lý nhằm đa dạng hóa nguồn hàng, tránh phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại