Vụ án đầu độc coca chấn động Nhật Bản
Ở Nhật Bản đã từng xảy ra không ít những vụ án mạng kinh hoàng, trong số đó vụ án giết người hàng loạt bằng cách tẩm độc vào coca đã từng chấn động dư luận trong một thời gian dài.
Điều đáng nói, sau cùng không ai biết được hung thủ là ai?
Vào 43 năm trước, khoảng 0 giờ sáng ngày 4/1/1977, có 6 người vừa hoàn thành công việc và chuẩn bị trở về ký túc xá.
Sau khi họ bước ra khỏi ga Shinagawa, Tokyo và đi bộ khoảng 200 mét thì phát hiện một đồng xu 10 yên nằm trên mặt đất.
Một cô gái trong 6 người đã nhanh chóng chạy lại nhặt đồng xu và chỉ muốn nói với mọi người rằng mình thật may mắn.
Lúc này, cô đã nhìn thấy một chai coca còn đóng nắp nguyên vẹn nằm trong bốt điện thoại gần đó.
Cô bước đến và lấy chai coca này đưa cho một cậu em út trong nhóm và nói: “Tôi không thích uống coca, cậu uống đi”.
Cậu thanh niên trẻ 16 tuổi đã cầm và quay trở về ký túc xá. Khoảng 1 giờ sáng, cậu chợt nhớ ra nên đã mở ra uống.
Tuy nhiên, sau khi uống vài ngụm, cậu bất ngờ phun ra vì phát hiện nó có vị đắng, rất khó chịu và sau đó súc miệng.
Khoảng 5 phút sau, cậu bất ngờ ngã xuống đất, cơ thể co giật và bất tỉnh. Những người trong phòng thấy vậy liền đưa cậu đến bệnh viện đa khoa Shinagawa để cấp cứu. Thật không may, vào 7 giờ 30 sáng hôm sau, chàng trai này đã tử vong.
Nhận thấy cái chết có nhiều sự bất thường, phía bệnh viện đã liên hệ với cảnh sát để điều tra. Theo kết quả pháp y cho biết, có nhiều đốm hồng lớn được tìm thấy trên cơ thể chàng trai trẻ.
Cuối cùng, họ kết luận rằng chàng trai qua đời do ngộ độc natri xyanua. Từ đây, họ tiến hành điều tra và phát hiện có chất natri xyanua trong phần nước còn lại dưới đáy chai coca, loại nước cuối cùng mà chàng trai uống.
Sau hôm đó, có hàng loạt cái chết bất thường có liên quan đến chai coca khiến dư luận Nhật Bản khiếp sợ.
Vụ đầu độc nữ sinh Đại học Thanh Hoa
Có thể nói đây là vụ đầu độc nổi tiếng và chấn động Trung Quốc nhất vào 25 năm trước.
Năm 1992, Chu Lệnh từ một sinh viên ưu tú của trường Đại học nổi tiếng Thanh Hoa bất ngờ biến thành đứa trẻ bại liệt khi từng ngày phải chống chọi với những biến chứng do thuốc độc gây ra.
Theo thông tin của bạn học cùng lớp, tháng 10/1994, đôi mắt của Chu Lệnh bắt đầu có dấu hiệu bất thường.
Nhiều ngày đi học, Chu Lệnh lâm vào tình trạng mắt mờ dần, không nhìn thấy mọi thứ xung quanh.
Mặc dù lúc đó, gia đình đã đưa cô đến bệnh viện Đại học Thanh Hoa để kiểm tra nhưng không tìm thấy nguyên nhân cụ thể. Từ đó trở đi, tình hình sức khỏe của Chu Lệnh sa sút từng ngày.
Ngày 1995, các giáo sư nói rằng trường hợp này rất giống với vụ nhiễm độc Thallium ở Đại học Thanh Hoa vào 60 năm trước.
Trong quá trình trao đổi, giáo sư cũng nói rằng những triệu chứng của Chu Lệnh gặp phải không khác gì triệu chứng bị nhiễm độc Thallium, nhưng Chu Lệnh một mực khẳng định mình chưa bao giờ tiếp xúc với Thallium nên bệnh viện không kiểm hóa nghiệm và không thể tiến hành kiểm tra xem có thật sự bị nhiễm độc hay không?
Sau 25 năm trôi qua, vụ đầu độc Chu Lệnh vẫn còn là một ẩn số, hung thủ vẫn chưa bị đền tội còn Chu Lệnh thì đã sống như một đứa trẻ bại liệt trong suốt thời gian qua.
Năm 2004, nhiều người quan tâm vụ án của Chu Lệnh đã quyết định lập nên Quỹ quyên góp trợ giúp cho Chu Lệnh, và hầu hết số tiền thu được đều gửi cho gia đình cô để trả chi phí điều trị cũng như lo lắng cho sinh hoạt hằng ngày.
Năm 2006, văn phòng luật sư Thiên Tân được sự chỉ đạo của thành phố Bắc Kinh đã cử ra hai luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Chu Lệnh và gia đình cô.
Vụ hạ độc "Thất tiên nữ"
Cuối năm 1998, một vụ án mạng chấn động xảy ra trong ký túc xá nữ ở trường Trung học phổ thông Tĩnh Hải, thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Sau 22 năm, khi nhắc đến sự vụ này nhiều người không khỏi rùng mình trước sự tàn nhẫn của hung thủ.
Vào buổi sáng ngày 23/12/1998, khi các học sinh của trường Trung học phổ thông Tĩnh Hải đang tập thể dục thì bất ngờ ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu phát ra từ khu ký túc xá nữ.
Lúc này, lãnh đạo cảnh sát đã đích thân đến phòng ban giám hiệu và chỉ thị cho giáo viên cũng như học sinh biết rằng có một vụ án mạng xảy ra trong ký túc xá nữ của trường.
Được biết, phía cảnh sát đã nhận được tin có 7 trong 8 cô gái đã chết trong phòng ký túc xá.
Khi cảnh sát mở cửa phòng, nơi được báo cáo xảy ra án mạng, họ đã nghe được mùi thuốc trừ sâu nồng nặc.
Bên trong là cảnh tượng kinh khủng khi họ nhìn thấy thi thể của 7 cô gái nằm rải rác trong từng tư thế khác nhau.
Một số người cuộn tròn và rơi xuống đất, hai bàn tay ôm chặt bụng, một số nắm lấy cổ họng như đang muốn ngăn chặn cơn đau, một số còn lại miệng sủi bọt…
Phía cảnh sát đã nhanh chóng cử lực lượng đến thu dọn hiện trường và tiến hành điều tra với quy mô lớn.
Từ những mấu chốt tại hiện trường, cảnh sát đã có kết quả rằng các cô gái qua đời vì trúng độc phốt pho hữu cơ. Trong dạ dày của họ, chất nôn và cốc nước tại hiện trường vụ án đều phát hiện thành phần thuốc trừ sâu phorate.
Thuốc trừ sâu phorate còn được gọi là 3911, thuộc loại trừ sâu độc hại nhất. Chỉ cần 2mg cũng đủ chết người.
Chẳng may ai đó uống nhầm thuốc này thì trong 10 phút có thể tử vong.
Tuy nhiên, có một tin tức sốc hơn là vào đêm xảy ra án mạng trong phòng 8 người, thì cô gái thứ 8 là Tôn Á Vũ đã ở trong phòng và chứng kiến 7 cô bạn của mình vật lộn cho đến chết. Sự thật đằng sau đã được cảnh sát phá giải.
Con dâu giết 6 người gia đình chồng bằng xyanua
Trong suốt 14 năm từ 2002 đến 2016, 1 gia đình ở làng Koodathai, thành phố Kozhikode, bang Kerala, Ấn Độ, liên tục phải gánh chịu tang thương khi các thành viên lần lượt qua đời khó hiểu. Phải mất một thời gian dài, người ta mới có thể xác định được danh tính của kẻ thủ ác.
Người đầu tiên là Anna Thomas, 57 tuổi, là giáo viên đã về hưu đột ngột ngất xỉu và qua đời. 6 năm sau, chồng của bà là Tom Thomas, trợ lý phòng giáo dục về hưu, cũng nối gót vợ mình về nơi cửu tuyền.
Năm 2011, con trai của họ là Roy Thomas, làm công việc kinh doanh qua đời và nguyên nhân cái chết được cho là tự tử.
3 năm sau đó, em trai của bà Anna là ông Matthew Manjadiyil, qua đời và chỉ trong vòng 30 ngày tiếp theo, 1 đứa trẻ họ hàng với gia đình bà Anna cũng đột ngột tử vong.
Người cuối cùng qua đời là mẹ của đứa trẻ đó, Sily Shaju, vào năm 2016.
Trong tất cả những cái chết, điểm chung duy nhất là sự hiện diện của vợ ông Roy Thomas, bà Jolly.
Người phụ nữ này được miêu tả là 1 cô con dâu đáng mến, 1 người vợ tận tụy và 1 con chiên ngoan đạo nhưng việc bà có mặt ở tất cả hiện trường vụ án khiến người ta không khỏi nghi ngờ sự trong sạch của bà.
Sau khi bị đối chất trước các bằng chứng khó chối cãi, bà đành phải thừa nhận tội ác là đã giết chết 6 người trong gia đình chồng bằng xyanua, hợp chất có thể gây ra tổn thương nặng nề cho não và tim mạch thậm chí là tử vong nếu tiếp xúc với lượng lớn. Thủ đoạn của bà vô cùng tinh vi khiến ai cũng phải khiếp sợ.
"Quái vật 21 mặt" và vụ đầu độc kẹo ám ảnh người dân Nhật Bản
Mọi chuyện bắt đầu xảy ra vào ngày 18/3/1984, khi hai người đàn ông đeo mặt nạ đã bắt cóc một người đàn ông tên Katsuhisa Ezaki là giám đốc điều hành của thương hiệu kẹo nổi tiếng Glico của Nhật Bản.
Ông Ezaki đã bị đưa đến một nơi bí ẩn và nhóm này đã đòi tiền chuộc là 1 tỷ yên. May mắn thay, Ezaki đã trốn thoát được trước khi nhóm bắt cóc nhận được tiền chuộc.
Tuy nhiên đây chỉ là sự khởi đầu cho một loạt những điều kinh khủng sắp diễn ra phía trước.
Tháng 4/1984, cảnh sát nhận được báo cáo có một số xe đậu bên ngoài trụ sở chính của Glico đã bị đốt cháy, những khu vực xung quanh trụ sợ cũng bị phá hủy nặng nề.
Mặc dù ban đầu cảnh sát cho rằng, nhóm bắt cóc chỉ nhắm vào Ezaki và người nhà của ông, nhưng hóa ra những nhân viên Glico cũng nằm trong tầm ngắm của chúng.
Một tháng sau, Glico nhận được một bức thư đe dọa có chữ ký của "Quái vật 21 mặt" nói rằng tất cả số kẹo của Glico sẽ bị tẩm độc xyanua.
Sau đó, có một số cuộc thảo luận cho rằng cần phải thu hồi tất cả số kẹo ở cửa hàng tạp hóa trên khắp Nhật Bản, và điều này đã khiến công ty bị thiệt hại nặng nề khi tổn thất hơn 20 triệu USD và hơn 400 công nhân bán thời gian bị sa thải.
Vào thời điểm đó, Nhật Bản được xem là một nước an toàn tuy nhiên sự việc đã khiến người dân hoảng loạn lo sợ với những tên tội phạm như những bóng ma lởn vởn.
Tháng 8/1985, sau hơn một năm vụ án không có bất cứ manh mối nào khác, giám đốc cảnh sát tỉnh Shiga là Yamamoto đã tự thiêu.